| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp cam kết không tăng giá khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Thứ Ba 10/03/2020 , 16:25 (GMT+7)

Hưởng ứng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp, siêu thị đồng loạt tăng nguồn cung mặt hàng lương thực, thực phẩm và cam kết không tăng giá.

Hiện mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các hệ thống siêu thị đã đầy ắp trở lại. Ảnh: Nguyên Huân.

Hiện mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các hệ thống siêu thị đã đầy ắp trở lại. Ảnh: Nguyên Huân.

Doanh nghiệp chăn nuôi tăng đầu lợn bán ra hàng ngày

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, thực tế Dabaco vẫn đang thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT trong việc điều hành giá lợn khi bán giá thấp hơn giá thị trường, chứ không phải sau khi Thủ tướng gọi điện chỉ đạo doanh nghiệp mới tham gia.

Theo ông Nguyễn Như So, hiện mặt hàng dầu ăn của Dabaco sản lượng rất lớn, muốn mua bao nhiêu cũng đủ sức cung cấp.

Với trứng gà, bình quân mỗi ngày Dabaco cung cấp ra thị trường khoảng 300.000 quả, cá biệt ngày 7/3 tăng đột biến lên 400.000 quả, các siêu thị về tận nhà máy để lấy trứng.

Tuy nhiên, nguồn cung về trứng gà của Dabaco gần như là vô tận bởi mỗi ngày gà sẽ đẻ thêm 300.000 quả.

Về mặt hàng thịt lợn, sau khi nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng, ông Nguyễn Như So cho biết Dabaco đã tăng lượng bán bình quân mỗi tháng từ 20.000 con lên 30.000 con, thay vì đợi lợn đạt trọng lượng 110 - 120kg mới bán nay lợn đạt 100 -105kg cũng xuất bán để tăng nguồn cung cho thị trường ở thời điểm hiện tại, giảm áp lực tăng giá.

Còn ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, trong những ngày gần đây C.P Việt Nam đã tăng lượng lợn bán ra thị trường từ 17.000 con/ngày lên xấp  xỉ 20.000 con, trong đó riêng miền Bắc tăng từ 3.000 con/ngày lên 4.000 con.

Ông Tuấn khẳng định, thời gia tới khi việc tái đàn bắt đầu cho sản phẩm, doanh nghiệp có thể duy trì sản lượng trên 20.000 con lợn thịt/ngày trong thời gian tương đối dài.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn là C.P Việt Nam, Dabaco tăng lượng đầu lợn bán gia và cam kết giá bán thấp hơn ngoài thị trường. Ảnh: Nguyên Huân.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn là C.P Việt Nam, Dabaco tăng lượng đầu lợn bán gia và cam kết giá bán thấp hơn ngoài thị trường. Ảnh: Nguyên Huân.

Siêu thị cam kết không tăng giá

Trước diễn biến mới nhất của bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, thông tin từ Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, lượng hàng hóa dự trữ cho dịch bệnh Covid-19 hiện tương đương lượng hàng dự trữ cho dịp Tết Nguyên Đán vừa qua.

Các mặt hàng này có thể kể như: gạo, mì tôm, nước tinh khiết, đồ hộp, sữa, gel rửa tay, khẩu trang vải, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa… được đặc biệt chú trọng và luôn sẵn sàng tăng cường cho các điểm bán.

Ghi nhận tình hình tại các siêu thị Co.opmart, sức mua tăng từ 30 - 40% so với ngày bình thường. Tuy nhiên, hàng hóa luôn được bổ sung đầy ắp, không trống quầy, hệ thống cũng không ghi nhận tình trạng thu gom, đầu cơ.

Đặc biệt, ngày 7/3, sau khi UBND TP. Hà Nội công bố ca mắc Covid-19 đầu tiên, các hệ thống phân phối của Saigon Co.op tại Hà Nội lượng người mua sắm tăng gấp 20 lần so với ngày kinh doanh bình thường. Ghi nhận cho thấy, tại đây nguồn hàng rất đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.

Các mặt hàng được người dân mua nhiều nhất là gạo, mì tôm, nước tinh khiết, sữa, nước rửa tay… được nhân viên bổ sung hàng liên tục. Ngay khi thị trường có đột biến, Saigon Co.op đã tăng cường hàng cho cho thị trường này. Tổng kho tại các khu vực khác đang nhanh chóng đưa hàng về kho miền Bắc, tất cả các nhà cung cấp cũng được yêu cầu vận chuyển hàng về Hà Nội.

Các siêu thị cho biết lượng hàng dự trữ phục vụ người dân do ảnh hưởng của Covid-19 tương đương lượng hàng hóa Tết Nguyên đán vừa qua. Ảnh: Nguyên Huân.

Các siêu thị cho biết lượng hàng dự trữ phục vụ người dân do ảnh hưởng của Covid-19 tương đương lượng hàng hóa Tết Nguyên đán vừa qua. Ảnh: Nguyên Huân.

Bên cạnh đảm bảo nguồn hàng, hệ thống siêu thị của Saigon Co.op tại Hà Nội tăng cường nhân sự, giúp người dân có thể đặt hàng qua điện thoại, giao hàng tận nhà… qua đó tránh tụ tập quá đông người tại một địa điểm. Website mua sắm trực tuyến của Saigon Co.op ghi nhận lượng đơn hàng cao gấp 10 lần ngày bình thường.

Nhìn chung không khí mua hàng tại các điểm bán của Saigon Co.op rất thoải mái và an toàn, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Co.opmart Hà Nội trấn an người dân không nên quá lo lắng, mua đồ dự trữ với khối lượng lớn mà chỉ nên mua lượng đủ dùng để đảm bảo sinh hoạt thiết yếu cho gia đình vì nguồn cung hàng hoá rất dồi dào và ổn định.

Còn theo bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail, đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Big C, Go! cho biết, nhờ sự vào cuộc truyền thông, vận động nhanh chóng, quyết liệt của Chính quyền các cấp, hoạt động mua sắm của người dân tại Hà Nội đã bình thường trở lại.

“Big C tiếp tục cam kết không tăng giá hàng hóa nên nên người dân yên tâm mua sắm trong những ngày tới”, bà Nguyễn Thị Phương cam kết.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Nestlé Việt Nam: Tiên phong phát triển bền vững, đồng hành kiến tạo tương lai xanh

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.