| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp tha thiết 'đặt hàng' Khuyến nông cộng đồng

Thứ Tư 10/08/2022 , 19:04 (GMT+7)

KIÊN GIANG Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành lúa gạo 'đặt hàng' với số lượng lớn lực lượng khuyến nông cộng đồng trong việc tổ chức liên kết sản xuất lúa gạo với nông dân.

Ngày 10/8 tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), Viện Chính sách và Chiến lược hát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo thúc đẩy liên kết bền vững trong chuỗi lúa gạo tại Kiên Giang.

Nông dân muốn thêm nhiều doanh nghiệp liên kết sản xuất 

Kiên Giang là tỉnh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất ĐBSCL, trong đó diện tích đất trồng lúa 342.670ha, vùng chuyên lúa (sản xuất 2 - 3 vụ/năm) khoảng 282.000ha, còn lại là đất luân canh lúa – tôm. Sản lượng lúa hàng năm hu hoạch khoảng 4,3 - 4,4 triệu tấn. 

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn liên kết sản xuất với nông dân tại Kiên Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn liên kết sản xuất với nông dân tại Kiên Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

TS Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, diện tích sản xuất lúa 

Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân là xu hướng tất yếu hiện nay. Khi tham gia liên kết, nông dân sản xuất theo yêu cầu đặt hàng của doanh nghiệp, buộc phải làm theo quy trình, đạt các tiêu chuẩn đề ra, từ đó nâng cao chất lượng lúa gạo.

theo cánh đồng lớn liên kết với doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, từ 12.862ha năm 2016 tăng lên 30.672ha năm 2020. Trong năm 2021, Kiên Giang đã gieo trồng lúa với tổng diện tích 715.700ha và đã xây dựng được 783 cánh đồng lớn với diện tích gần 75.000ha, trong đó số cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ là 651 cánh đồng, diện tích 53.478ha.

Sản xuất lúa được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tiêu chuẩn hữu cơ của tỉnh hiện đạt 2.889ha, trong đó có 1.195ha được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, 965 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và 729 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ (chủ yếu sản xuất trên nền đất luân canh lúa - tôm).

Thời gian gần đây, rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành hàng lúa gạo đã tìm đến Kiên Giang để ký kết phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo. Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, công ty đã ký kết ghi nhớ hợp tác phát triển vùng nguyên liệu 63.000ha đạt chuẩn chất lượng cao trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn vùng Tứ giác Long Xuyên với Sở NN-PTNT Kiên Giang. Theo đó, công ty sẽ đầu tư cơ giơi hóa đồng bộ, ứng dụng máy bay không người lái trong sản xuất và làm theo quy trình hữu cơ.

Kiên Giang có diện tích luân canh lúa - tôm hàng chục ngàn ha, rất thuận lợi để đầu tư sản xuất lúa theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang có diện tích luân canh lúa - tôm hàng chục ngàn ha, rất thuận lợi để đầu tư sản xuất lúa theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Bình, nhiều năm qua, công ty đã xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao ở Tứ giác Long Xuyên khoảng 6.000ha. Trong đó có 800ha cánh đồng lớn của công ty đầu tư, còn lại là liên kết với nông dân trong vùng. Trung An đã liên kết với nông dân làm cánh đồng lớn hơn 10 năm nay với phương thức đầu tư toàn bộ chi phí vật tư đầu vào gồm lúa giống, phân bón, thuốc BVTV, quy trình sản xuất, bao tiêu sản phẩm và chưa từng gặp trục trặc gì lớn về phuơng thức liên kết.

Tương tự, ông Nguyễn Xuân Tiên, Giám đốc phát triển sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long, đơn vị đang có nhu cầu lớn về liên kết phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo cho biết từ năm 2017, đơn vị đã thực hiện bao tiêu lúa gạo trên địa bàn An Giang và Kiên Giang. Mục tiêu lớn mà Tập đoàn Tân Long đặt ra là đến năm 2030, đạt 1 triệu tấn gạo từ vùng nguyên liệu sản xuất, với các giống lúa chất lượng cao như ĐS1, RVT, ST24, ST25… Mới đây, Tân Long đã xuất khẩu thành công qua Nhật Bản lô hàng gạo mang thương hiệu A An, với các tiêu chuẩn đối tác đặt ra rất khắt khe, mở ra hướng sản xuất lúa gạo chất lượng cao.

Liên kết với các doanh nghiệp đã giúp năng lực sản xuất của nông dân ĐBSCL ngày càng được nâng cao. Ảnh: Trung Chánh.

Liên kết với các doanh nghiệp đã giúp năng lực sản xuất của nông dân ĐBSCL ngày càng được nâng cao. Ảnh: Trung Chánh.

Tại hội thảo, đại diện nhiều HTX nông nghiệp có vùng canh tác lớn cho biết, xã viên đồng thuận để làm theo các quy trình để nâng cao giá trị và mong muốn được các doanh nghiệp lớn liên kết đầu tư. Ông Đỗ Văn Luông, Giám đốc HTX Nông nghiệp Kênh 5A (xã Tân hiệp A, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) cho biết, đơn vị có diện tích sản xuất khoảng 600ha, nếu được các doanh nghiệp hợp tác liên kết đầu tư, sẽ giải quyết được vấn đề vốn đầu tư sản xuất, ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ. Tương tự, HTX Nông nghiệp kênh 5B (xã Tân An, huyện Tân Hiệp) đang có diện tích đất sản xuất 650ha, cần liên kết sản xuất nhằm phát triển lúa gạo bền vững.

Khuyến nông cộng đồng vào cuộc

Theo đại diện của Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời (An Giang), vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, đơn vị có kế hoạch liên kết sản xuất lúa tại tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích 100.000ha. Địa bàn triển khai tại các huyện An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành, với các giống lúa đặt hàng sản xuất là ĐS1, Jasmine 85, OM18, OM5451 và ST24.

Phương thức liên kết là Lộc Trời và HTX cùng hợp tác trồng lúa, công ty đầu tư, cung ứng vật tư nông nghiệp, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho các HTX; các HTX tổ chức sản xuất, thu hoạch theo hướng dẫn, quy trình, phương thức quản lý của công ty, đồng thời giao lúa cho công ty sau khi thu hoạch.

Lợi nhuận của người trồng lúa ĐBSCL ngày càng tăng cao với sự giúp sức của doanh nghiệp cũng như hệ thống khuyến nông. Ảnh: Trung Chánh.

Lợi nhuận của người trồng lúa ĐBSCL ngày càng tăng cao với sự giúp sức của doanh nghiệp cũng như hệ thống khuyến nông. Ảnh: Trung Chánh.

Công ty và các HTX thống nhất bao gồm diện tích sản xuất, địa điểm vùng nguyên liệu, thời gian hợp tác, giống lúa, sản lượng, chất lượng và lợi nhuận cam kết. Công ty đầu tư nợ không tính lãi đối vật tư nông nghiệp, gồm: Lúa giống, phân bón và BVTV, các dịch vụ nông nghiệp như cày xới, máy bay không người lái (drone) chăm sóc, bảo vệ lúa và máy thu hoạch.

Để phát triển sản xuất vùng nguyên liệu với tổng diện tích 100.000ha, Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời đề xuất hợp tác với 490 người của lực lượng Khuyến nông cộng đồng. Trong đó, địa bàn huyện Hòn Đất diện tích 31.000ha, cần 150 Khuyến nông cộng đồng, Kiên Lương và Giang Thành mỗi huyện 15.000ha, cần 75 Khuyến nông cộng đồng/huyện. Tương tự, Tân Hiệp và Giồng Riềng mỗi huyện 10.000ha, cần 50 Khuyến nông cộng đồng/huyện, các huyện còn cần từ 10 - 25 Khuyến nông cộng đồng.

Theo ông Nguyễn Hữu Tho, Phó Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời, nhiệm vụ của Khuyến nông cộng đồng là hỗ trợ triển khai vùng nguyên liệu; tổ chức tập huấn định kỳ và tư vấn kỹ thuật cho nông dân; giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện của nông dân theo hợp đồng liên kết; cập nhật thông tin mùa vụ và dịch hại trên địa bàn; thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất cho các HTX và của công ty; tổ chức chốt giá thu mua theo quy trình khi vào vụ thu hoạch.

Sự tham gia của khuyến nông cộng đồng sẽ giúp mối liên kết sản xuất lúa gạo chặt chẽ, hiệu quả hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Sự tham gia của khuyến nông cộng đồng sẽ giúp mối liên kết sản xuất lúa gạo chặt chẽ, hiệu quả hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Để mô hình liên kết phát triển chuỗi lúa gạo được bền vững, đại diện phía Lộc Trời kiến nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện để công ty liên kết với tổ chức nông dân/HTX thực hiện các mô hình liên kết sản xuất; thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể tại địa phương, hướng dẫn các thủ tục thành lập HTX, liên hiệp HTX trên địa bàn triển khai vùng nguyên liệu.

Bên cạnh đó, tổ chức xuống giống “rải vụ trong vụ” nhằm tối đa hóa công suất của các máy móc cơ giới phục vụ sản xuất, nhất là nhà máy sấy, đảm bảo chất lượng lúa gạo khi chế biến, xuất khẩu. Quy hoạch, phát triển ổn định vùng sản xuất lúa của địa phương phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Tiến Định, Trưởng Phòng Kinh tế hợp tác, Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN-PTNT) cho rằng, xu hướng phát triển chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL ngày càng rõ nét thông qua việc sử dụng giống chất lượng cao, giống có xác nhận; áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến “1 phải 5 giảm”, GAP, hữu cơ, SRP…

Các mô hình liên kết cũng áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Áp dụng truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, phát triển hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo. Với sự đầu tư của các doanh nghiệp, các HTX ngày càng tham gia sâu vào chuỗi giá trị lúa gạo, giúp xã viên được hưởng nhiều lợi ích hơn.

Xem thêm
Phương châm '3 đủ' trong phòng chống đói, rét cho gia súc

Thái Nguyên Tại huyện Phú Lương, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương trâm '3 đủ' là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.