| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo chú vẹt không lông

Thứ Ba 08/08/2017 , 07:10 (GMT+7)

Có tên Rhea, mắc bệnh PBFD (Psittacine Beak and Feather Disease) bệnh nhiễm khuẩn mỏ và lông ở vẹt, rụng hết lông trông thật ngộ nghĩnh, trang tin Ripleys.com vừa cập nhật.

15-17-13_2
Chú vẹt Rhea mắc bệnh PBFD (Psittacine Beak and Feather Disease)

Cư dân mạng sửng sốt sau khi Rhea được chị Isabella Eisenmann người Mỹ đưa lên mạng. Theo Eisenmann, Rhea là con vẹt cái, hơn 3 tuổi bị mắc bệnh PBFD nên trụi sạch lông như thể bị người ta nhổ. Được các chuyên gia thú y chữa chạy, chiều cao thực chỉ còn 5 cm. PBFD tấn công nang lông, mỏ và móng của vẹt cũng như ở loài lông vũ nói chung, gây biến dạng, hoại tử ở những bộ phận này nên không bay được như những con chim khác.

Không chỉ nhận nuôi Rhea, chị Eisenmann còn rất "đồng cảm" với Rhea và chăm sóc khá cẩn thận. Mới đây, Eisenmann đã đưa hình ảnh Rhea lên trang Facebook và Instagram để quyên góp quỹ giúp giú nó chữa khỏi bệnh.

"Rhea không thể bay nhưng lại rất ưa hoạt động, không ngừng cố gắng, điều này khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên, giống như trẻ nhỏ không hề biết mình mắc bệnh. Tôi muốn mọi người hiểu, sự khác biệt cũng là một nét đẹp. Ngay cả con người, nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự cũng nên học cách chấp nhận, vượt lên chính mình, còn những người xung quanh cũng cần cảm thông, không nên xa lánh, như chúng ta yêu quý Rhea vậy", Eisenmann tâm sự.

Ngoài được mắc áo ấm, Isabella còn giữ nhiệt tổ cho Rhea, lúc nào cũng ở mức 75 ° F (khoảng 24° F) bằng cách treo lồng gần lò sưởi và thường xuyên đi nó đi khám thú y. Theo các bác sĩ thú y, bệnh PBFD ở vẹt là căn bệnh hiếm gặp, con người chưa hiểu hết nên chưa có cách chữa khỏi, các loại thuốc hiện có mới chỉ làm giảm biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho con vật.

15-17-13_1
15-17-13_3
15-17-13_4
15-17-13_5
Một số hình ảnh ngộ nghĩnh của Rhea

(Theo Ripleys.com - 8/2017)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm