| Hotline: 0983.970.780

Đội chống bão thôn

Thứ Sáu 21/08/2009 , 10:18 (GMT+7)

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe đến Ban chỉ đạo PCLB TƯ, tỉnh, huyện, xã chứ đội PCLB thôn như tại xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh thì hơi lạ.

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe đến Ban chỉ đạo PCLB TƯ, tỉnh, huyện, xã chứ đội PCLB thôn như tại xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh thì hơi lạ. Những chính cái lạ này đã giúp người dân nơi đây chủ động thoát khỏi nhưng cơn bão, lũ dữ.

Xã Đức Bồng được coi là rốn lũ của huyện Vũ Quang. Mỗi khi có lũ thì đây luôn là điểm nóng cần đặc biệt quan tâm bởi địa hình dốc, thấp. Chứng kiến nhiều trận lũ lịch sử nên người dân nơi đây rất thấm thía câu “chủ động sống chung với lũ”. Cũng vì biết sống chung với bão lũ nên trong năm 2008, xã Đức Bồng không có người nào bị chết, hoặc mất tích trong bão, lũ. Chính quyền nơi đây cũng rất coi trọng công tác phòng chống thiên tai.

Đặc biệt, từ năm tháng 9 năm 2008 đến nay, xã Đức Bồng đã được tổ chức Hành động viện trợ (ActionAid) hỗ trợ nâng cao hiểu biết về giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng và hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp gặp rủi ro về thiên tai. Ông Phan Đức Thọ, cán bộ xã Đức Bồng bộc bạch: Đức Bồng thoát được bão lũ do chính sự chủ động và ý thức phòng tránh trong quần chúng nhân dân. Ngoài việc thành lập Ban chỉ đạo thiên tai cấp xã, tại 6 thôn trong xã còn thành lập Ban phòng chống thiên tai cấp thôn và Đội cứu hộ, cứu nạn riêng của thôn. Các thành viên trong Ban đều là con em của địa phương, có sức khỏe, khả năng bơi lội tốt.

Bác Phan Phong, Trưởng thôn Lộc Phát, cũng là đội trưởng đội PCLB thôn Lộc Hà cho biết, đội có 5 thành viên. Tất cả đều tham gia với tinh thần tự nguyện, không đòi hỏi một chút kinh phí nào. "Tinh thần cộng đồng của chúng tôi rất cao. Trong cấp ủy xóm khi nghe lụt lội thì chúng tôi tập trung toàn bộ lực lượng để cứu hộ, cứu trợ, tránh được bị tổn thương con người và của cải. Của cải bị mất chỉ là hoa màu vì lúa non chưa thu hoạch được thì lũ đến”- bác Phong nói.

Gặp những đội cứu hộ thôn này mới thấy, suy nghĩ của các bác, các anh hết sức đơn giản, mang sức mình ra giúp đỡ bà con làng xóm trong hoạn nạn cũng chính là giúp đỡ gia đình mình. Bà con làng xóm có an toàn, có vui thì mình mới vui. Ngày ngày họ đi làm nông nghiệp, nhưng khi lũ về thì trở thành đội viên cứu hộ. Chỉ cần ới một tiếng là anh em trong đội tập hợp ngay.

5 thành viên đội cứu hộ thôn Lộc Phát được trang bị phương tiện là 1 chiếc canô cùng những kiến thức về sơ cấp cứu khi người bị nạn. Khi mưa lũ nước dâng cao, đội cứu hộ cứu nạn sẽ đến từng nhà đưa người già, phụ nữ, trẻ em lên đồi cao, rồi chạy ca nô canh chừng nhà cửa cho bà con. Anh Lê Trọng Thành, thành viên đội cứu hộ thôn Lộc Phát, xã Đức Giang kể, năm 2006 nhà anh bị sập, may mà lúc đó vợ con anh đã được đội cứu hộ thôn kịp thời chuyển đi. Lúc đó 6 giờ 30 phút tối nước chảy áo ào đến làm một người bị nước cuốn trôi, anh Thành một mình đưa thuyền ra cứu anh đó lên bờ.

Hiện nay, Action Aid đang giúp đỡ xã Đức Giang và Đức Bồng, huyện Vũ Quang trong việc phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ngoài việc trang bị kiến thức cho người dân về 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, ActionAid còn mở các lớp tập huấn về sơ cấp cứu tại chỗ và tự quản tại chỗ.

Theo bà Hương, cán bộ Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh, cán bộ dự án còn giúp bà con xây dựng bản đồ phòng tránh thiên tai trong đó có những chấm đỏ, xanh, vàng cụ thể. Đó là những điểm nhấn cần đặc biệt lưu tâm như: Gia đình chính sách, gia đình neo đơn, phụ nữ chủ hộ, những khu vực nguy hiểm khi xảy ra thiên tai trên địa bàn. Từ đó, việc phòng tránh chủ động hơn nhiều.

Tại Hà Tĩnh cũng như nhiều địa phương khác, trước đây lực lượng cứu hộ, cứu nạn của địa phương chủ yếu là đội ngũ cấp xã. Ở dưới cơ sở có lực lượng "trung đội mạnh”. Nhưng việc thành lập đội cứu hộ, cứu nạn cấp thôn là rất quan trọng. Đội này tham gia ngay từ khi xây dựng kế hoạch phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai: Công tác chuẩn bị, thông tin cảnh báo. Đây là lực lượng sống trong dân, họ nắm chắc địa bàn, hiểu hoàn cảnh từng gia đình trong thôn nên biết được ai là người cần cứu hộ đầu tiên khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ.

Đội cứu hộ thôn cũng là những người nắm rõ nhất địa hình trên địa bàn mình đang sinh sống. Họ biết đâu là những điểm dễ bị sạt lở, điểm nguy hiểm. Khi nắm được điều này thì việc phản ứng để đối phó với thiên tai, thảm hoạ cũng chủ động hơn nhiều. “Chắc chắn khi thành lập những đội quân này thì việc phòng tránh thiên tai tại cơ sở sẽ kịp thời, sát với thực tế và  hiệu quả”- bà Hương nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm