| Hotline: 0983.970.780

Đội chống bão thôn

Thứ Sáu 21/08/2009 , 10:18 (GMT+7)

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe đến Ban chỉ đạo PCLB TƯ, tỉnh, huyện, xã chứ đội PCLB thôn như tại xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh thì hơi lạ.

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe đến Ban chỉ đạo PCLB TƯ, tỉnh, huyện, xã chứ đội PCLB thôn như tại xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh thì hơi lạ. Những chính cái lạ này đã giúp người dân nơi đây chủ động thoát khỏi nhưng cơn bão, lũ dữ.

Xã Đức Bồng được coi là rốn lũ của huyện Vũ Quang. Mỗi khi có lũ thì đây luôn là điểm nóng cần đặc biệt quan tâm bởi địa hình dốc, thấp. Chứng kiến nhiều trận lũ lịch sử nên người dân nơi đây rất thấm thía câu “chủ động sống chung với lũ”. Cũng vì biết sống chung với bão lũ nên trong năm 2008, xã Đức Bồng không có người nào bị chết, hoặc mất tích trong bão, lũ. Chính quyền nơi đây cũng rất coi trọng công tác phòng chống thiên tai.

Đặc biệt, từ năm tháng 9 năm 2008 đến nay, xã Đức Bồng đã được tổ chức Hành động viện trợ (ActionAid) hỗ trợ nâng cao hiểu biết về giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng và hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp gặp rủi ro về thiên tai. Ông Phan Đức Thọ, cán bộ xã Đức Bồng bộc bạch: Đức Bồng thoát được bão lũ do chính sự chủ động và ý thức phòng tránh trong quần chúng nhân dân. Ngoài việc thành lập Ban chỉ đạo thiên tai cấp xã, tại 6 thôn trong xã còn thành lập Ban phòng chống thiên tai cấp thôn và Đội cứu hộ, cứu nạn riêng của thôn. Các thành viên trong Ban đều là con em của địa phương, có sức khỏe, khả năng bơi lội tốt.

Bác Phan Phong, Trưởng thôn Lộc Phát, cũng là đội trưởng đội PCLB thôn Lộc Hà cho biết, đội có 5 thành viên. Tất cả đều tham gia với tinh thần tự nguyện, không đòi hỏi một chút kinh phí nào. "Tinh thần cộng đồng của chúng tôi rất cao. Trong cấp ủy xóm khi nghe lụt lội thì chúng tôi tập trung toàn bộ lực lượng để cứu hộ, cứu trợ, tránh được bị tổn thương con người và của cải. Của cải bị mất chỉ là hoa màu vì lúa non chưa thu hoạch được thì lũ đến”- bác Phong nói.

Gặp những đội cứu hộ thôn này mới thấy, suy nghĩ của các bác, các anh hết sức đơn giản, mang sức mình ra giúp đỡ bà con làng xóm trong hoạn nạn cũng chính là giúp đỡ gia đình mình. Bà con làng xóm có an toàn, có vui thì mình mới vui. Ngày ngày họ đi làm nông nghiệp, nhưng khi lũ về thì trở thành đội viên cứu hộ. Chỉ cần ới một tiếng là anh em trong đội tập hợp ngay.

5 thành viên đội cứu hộ thôn Lộc Phát được trang bị phương tiện là 1 chiếc canô cùng những kiến thức về sơ cấp cứu khi người bị nạn. Khi mưa lũ nước dâng cao, đội cứu hộ cứu nạn sẽ đến từng nhà đưa người già, phụ nữ, trẻ em lên đồi cao, rồi chạy ca nô canh chừng nhà cửa cho bà con. Anh Lê Trọng Thành, thành viên đội cứu hộ thôn Lộc Phát, xã Đức Giang kể, năm 2006 nhà anh bị sập, may mà lúc đó vợ con anh đã được đội cứu hộ thôn kịp thời chuyển đi. Lúc đó 6 giờ 30 phút tối nước chảy áo ào đến làm một người bị nước cuốn trôi, anh Thành một mình đưa thuyền ra cứu anh đó lên bờ.

Hiện nay, Action Aid đang giúp đỡ xã Đức Giang và Đức Bồng, huyện Vũ Quang trong việc phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ngoài việc trang bị kiến thức cho người dân về 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, ActionAid còn mở các lớp tập huấn về sơ cấp cứu tại chỗ và tự quản tại chỗ.

Theo bà Hương, cán bộ Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh, cán bộ dự án còn giúp bà con xây dựng bản đồ phòng tránh thiên tai trong đó có những chấm đỏ, xanh, vàng cụ thể. Đó là những điểm nhấn cần đặc biệt lưu tâm như: Gia đình chính sách, gia đình neo đơn, phụ nữ chủ hộ, những khu vực nguy hiểm khi xảy ra thiên tai trên địa bàn. Từ đó, việc phòng tránh chủ động hơn nhiều.

Tại Hà Tĩnh cũng như nhiều địa phương khác, trước đây lực lượng cứu hộ, cứu nạn của địa phương chủ yếu là đội ngũ cấp xã. Ở dưới cơ sở có lực lượng "trung đội mạnh”. Nhưng việc thành lập đội cứu hộ, cứu nạn cấp thôn là rất quan trọng. Đội này tham gia ngay từ khi xây dựng kế hoạch phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai: Công tác chuẩn bị, thông tin cảnh báo. Đây là lực lượng sống trong dân, họ nắm chắc địa bàn, hiểu hoàn cảnh từng gia đình trong thôn nên biết được ai là người cần cứu hộ đầu tiên khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ.

Đội cứu hộ thôn cũng là những người nắm rõ nhất địa hình trên địa bàn mình đang sinh sống. Họ biết đâu là những điểm dễ bị sạt lở, điểm nguy hiểm. Khi nắm được điều này thì việc phản ứng để đối phó với thiên tai, thảm hoạ cũng chủ động hơn nhiều. “Chắc chắn khi thành lập những đội quân này thì việc phòng tránh thiên tai tại cơ sở sẽ kịp thời, sát với thực tế và  hiệu quả”- bà Hương nói.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phát hiện thi thể không nguyên vẹn dưới chân cầu Long Biên

Cảnh sát xác định nạn nhân là nam giới đã chết khoảng hơn 1 tháng, thi thể đã bị phân hủy, khô lại, không còn nguyên vẹn và hiện chưa rõ danh tính.