| Hotline: 0983.970.780

Đội ngũ chuyên đi chữa bệnh cho cây trồng

Thứ Tư 01/11/2023 , 08:42 (GMT+7)

Với việc mở rộng các chuyến đi khám chữa bệnh lưu động cho cây trồng, Bệnh viện Cây ăn quả đang tiếp cận đến người nông dân ngày một tốt hơn.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa (bìa phải) - Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam và các đồng nghiệp đang chẩn đoán bệnh hại cây trồng và tư vấn cho các nhà vườn cách phòng trị trong một đợt đi khám bệnh lưu động. Ảnh: Minh Đảm.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa (bìa phải) - Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam và các đồng nghiệp đang chẩn đoán bệnh hại cây trồng và tư vấn cho các nhà vườn cách phòng trị trong một đợt đi khám bệnh lưu động. Ảnh: Minh Đảm.

Năm 2019, Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) xây dựng, phát triển ứng dụng “Bệnh viện Cây ăn quả”, nhằm hỗ trợ các nhà vườn khu vực ĐBSCL - Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Trong cùng năm, trụ sở Bệnh viện Cây ăn quả cũng được khánh thành, đi vào hoạt động tại tỉnh Tiền Giang.

Hàng năm, Bệnh viện Cây ăn quả tổ chức nhiều hoạt động “chẩn đoán bệnh cây ăn quả lưu động” để tư vấn, hướng dẫn cách phòng các loại dịch hại: sâu, bệnh,… và đưa ra phác đồ điều trị cho cây trồng bị nhiễm bệnh cho các nhà vườn. Chỉ tính riêng năm 2022, với 14 điểm khám chữa bệnh lưu động được tổ chức, các “bác sĩ cây trồng” đã tư vấn miễn phí hàng trăm “toa thuốc” cho trên 600 nhà vườn tại các tỉnh trong vùng ĐBSCL.

Qua các chuyến khám bệnh lưu động, các bác sĩ cây trồng đã tư vấn miễn phí hàng trăm toa thuốc cho nhà nông. Ảnh: Minh Đảm.

Qua các chuyến khám bệnh lưu động, các bác sĩ cây trồng đã tư vấn miễn phí hàng trăm toa thuốc cho nhà nông. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam chia sẻ: “Khi thành lập Bệnh viện Cây ăn quả từ 2019 đến nay thì mỗi năm có hàng nghìn người dân đến các chi nhánh để nhận tư vấn trực tiếp. Trong tương lai, hệ thống Bệnh viện Cây ăn quả sẽ mở thêm chi nhánh tại Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Bắc bộ nhằm tiếp cận được với nông dân tốt hơn.” 

Ông Tô Văn Dũng, nông dân trồng gần 5ha khóm (dứa) ở xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang vừa đem mẫu trái bị thối nhũn đến Bệnh viện Cây ăn quả để được các bác sĩ tư vấn. Qua chẩn đoán, kết luận trái khóm bị thối da do nhiễm khuẩn và nấm. Bệnh viện Cây ăn quả khuyến cáo giải pháp canh tác là vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, bón vôi kết hợp tiêu hủy trái bị bệnh. Bên cạnh đó, đối với giải pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng thuốc Aluming 800WG với liều lượng 2g/lít, phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày. Hiện nhà vườn đang tích cực phối hợp với các bác sĩ ở đây thăm đồng thường xuyên, và theo dõi tiến trình phục hồi vườn khóm.

Còn ông Trần Văn Dũng ở ấp 2 xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre cũng vừa được các bác sĩ ở Bệnh viện Cây ăn quả hỗ trợ điều trị 3 công ổi Ruby có đọt bị thối, khô và trái bị đốm đen rất nặng. Qua chẩn đoán, bác sĩ kết luận, đọt non bị côn trùng họ bọ xít chích hút rồi sau đó, vi khuẩn tấn công gây khô đen. Về giải pháp canh tác, khuyến cáo nhà vườn cắt bỏ cành, trái bị nặng đem tiêu hủy, hạn chế bón phân đạm. Về giải pháp thuốc bảo vệ thực vật, khuyến cáo sử dụng thuốc Isacop 65.2 WG với liều lượng 2g/lít nước, Bạch Hổ với liều lượng 1g/lít nước, Silimax 2ml/lít nước, 5 ngày phun lại lần 2.

Tập thể bác sĩ cây trồng - lực lượng tư vấn viên của Bệnh viện Cây ăn quả đã tư vấn, kê được nhiều 'toa thuốc' hữu ích và giúp bà con gặt hái được những vụ mùa thành công. Ảnh: Minh Đảm.

Tập thể bác sĩ cây trồng - lực lượng tư vấn viên của Bệnh viện Cây ăn quả đã tư vấn, kê được nhiều “toa thuốc” hữu ích và giúp bà con gặt hái được những vụ mùa thành công. Ảnh: Minh Đảm.

Để giúp bà con dễ dàng gặp các “bác sĩ cây trồng”, ngày 6/7/2023 Bệnh viện Cây ăn quả đã được dời ra mặt tiền khu gian hàng trung tâm tư vấn, giới thiệu và cung ứng của Viện Cây ăn quả miền Nam. Với vị trí thuận lợi này, nông dân có thể trao đổi trực tiếp với các bác sĩ, cũng như bắt bệnh và “cho thuốc” đúng, phòng ngừa dịch bệnh nhanh, đem lại năng suất cao. 

Ngoài hoạt động tư vấn và khám bệnh trực tiếp, hệ thống Bệnh viện Cây ăn quả đã thiết lập nền tảng hỗ trợ nông dân đa kênh. Với ứng dụng “Bệnh viện Cây ăn quả” trên 2 hệ điều hành iOS và Android, bà con nông dân sẽ được hỗ trợ giải đáp thắc mắc về các loại sâu bệnh hại, cảnh báo những loại sâu bệnh mới, được cung cấp thông tin về các bệnh viện trong hệ thống và nhiều tiện ích khác. Ngoài ra, bệnh viện còn tiếp nhận và tư vấn trực tuyến qua điện thoại hoặc website www.benhviencayanqua.vn.

Bệnh viện Cây ăn quả do Viện Cây quả Miền Nam phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời xây dựng và phát triển. Lực lượng “bác sĩ cây trồng” đã tư vấn, kê được nhiều “toa thuốc” hữu ích và giúp bà con gặt hái được những vụ mùa thành công, tiếp cận thêm tri thức chuyên sâu về các loại sâu bệnh hại cây trồng để từ đó có những hiểu biết đúng, dùng thuốc đúng và trị đúng bệnh cho cây trồng.

Năm 2023, hoạt động chẩn đoán bệnh cây ăn quả lưu động của Bệnh viện Cây ăn quả được tổ chức lần lượt tại các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam bộ - Tây Nguyên theo lịch trình: Đồng Tháp (18/7), An Giang (19/7), Hậu Giang (8/8), Sóc Trăng (10/8) và Cần Thơ (8/8 và 23/8); tại Đông Nam bộ và Tây Nguyên: Đồng Nai (14/11), Lâm Đồng (14/11), Bình Thuận (15/11), Bình Phước (16/11) và Đắk Lắk (22/11). 

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 4] Nông hộ 'hụt hơi', doanh nghiệp chiếm sân chơi

Khi nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ 'hụt hơi', chỉ riêng năm 2024, Bình Định thu hút 7-8 dự án chăn nuôi lợn, quy mô mỗi dự án từ 24.000-36.000 con lợn thịt/lứa

Tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn

BẮC KẠN Một người đàn ông ở xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn do không tiêm phòng.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Có kế hoạch tạo đột phá về khoa học công nghệ từng lĩnh vực, từng năm

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết sẽ xây dựng kế hoạch tạo đột phá về khoa học công nghệ, chuyển đổi số cho từng lĩnh vực, từng năm.

Chống khai thác IUU phải thực hiện liên tục, không được nới lỏng

Kiên Giang Công tác chống khai thác IUU phải làm thường xuyên, lâu dài, củng cố những kết quả đã đạt được và không được nới lỏng.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.