| Hotline: 0983.970.780

Đồng hành và chia sẻ khó khăn với hộ nghèo

Thứ Bảy 16/12/2023 , 19:00 (GMT+7)

Năm 2023, các chính sách đồng hành, chia sẻ khó khăn đã giúp nhiều hộ nghèo ở tỉnh Tuyên Quang vượt lên thoát nghèo, trong đó không ít hộ là người dân tộc thiểu số.

Mô hình nuôi dê sinh sản triển khai tại xã Khau Tinh, huyện Na Hang hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số nơi đây vươn lên phát triển kinh tế. Ảnh: Đào Thanh.

Mô hình nuôi dê sinh sản triển khai tại xã Khau Tinh, huyện Na Hang hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số nơi đây vươn lên phát triển kinh tế. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, năm 2023 tỉnh đặt ra mục tiêu giảm 4% hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, đến nay đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Tỉnh phấn đấu sẽ đưa 4 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn gồm xã Khâu Tinh, huyện Na Hang; xã Hùng Đức, xã Minh Hương, xã Thành Long, huyện Hàm Yên. Đây cũng là các xã được dự kiến hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Cùng với đó, tỉnh triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ các mô hình sản xuất; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn…

Ông Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2023 Ban đã phối hợp với các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố tập trung xác định được phạm vi, đối tượng thụhưởng các dự án, tiểu dự án và dự kiến nhu cầu nguồn vốn để triển khai thực hiện chương trình. Ban cũng thực hiện đề xuất phân bổ nguồn vốn kịp thời, đúng quy định; tuân thủ nghiêm túc tiêu chí, nguyên tắc, định mức phân bổ vốn, ưu tiên nguồn lực cho các địa bàn khó khăn nhất, những nội dung cấp thiết nhất…

Xã Khau Tinh là điểm sáng trong công tác giảm nghèo ở huyện Na Hang. Đây là xã có 99% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong số 376 hộ dân trên địa bàn thì có tới 50% hộ là người dân tộc Mông, 34% là người dân tộc Tày và 15% là người dân tộc Dao. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 133 hộ, chiếm 35% dân số. Tuy nhiên đến cuối năm nay, xã chỉ còn 47 hộ nghèo, giảm xuống còn 12,5% dân số toàn xã.

Nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là điểm tựa để hộ nghèo người dân tộc thiểu số thoát nghèo. Ảnh: Đào Thanh.

Nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là điểm tựa để hộ nghèo người dân tộc thiểu số thoát nghèo. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Lê Hữu Thể, Bí thư Đảng ủy xã Khau Tinh, huyện Na Hang cho biết, thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, xã chủ động lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án để xây dựng mô hình hỗ trợ sản xuất. Nhiều mô hình kinh tế như bí thơm, bí đỏ, rau trái vụ, nuôi lợn, gà thương phẩm, bò... được hỗ trợ trực tiếp về giống, kỹ thuật và kết nối đầu ra sản phẩm cho người nông dân.

Chú trọng làm nhà cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay số hộ có nhà ở kiên cố là 316 nhà, chiếm 84%; số nhà ở bán kiên cố là 60 nhà, chiếm 16%, không còn nhà tạm, dột nát. Công tác giảm nghèo hiệu quả là động lực để xã đạt mục tiêu về đích nông thôn mới trong năm 2023.

Thực hiện dự án hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay trên địa bàn thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình có 144 hộ nghèo được hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt.

Anh Bàn Đức Kiên, tổ dân phố Khau Quang, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình cho biết, trước đây gia đình chủ yếu chứa nước sinh hoạt bằng xô, chậu nên vừa không chứa được nhiều, vừa không đảm bảo vệ sinh và rất dễ bị mắc các bệnh về mắt, bệnh ngoài da. Được nhận bồn chứa nước giúp gia đình anh thuận tiện chứa nước khối lượng lớn để sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh hàng ngày.

Việc triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đã và đang giúp công tác giảm nghèo, đặc biệt là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang hiệu quả, thiết thực, bền vững. Các chương trình này không chỉ cải thiện đời sống vật chất của người dân mà còn làm thay đổi cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Công tác xóa đói, giảm nghèo cũng là nền tảng quan trọng để các địa phương của tỉnh Tuyên Quang xây dựng thành công nông thôn mới ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số trước mắt cũng như lâu dài.

Xem thêm
Bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13

Trung ương bầu bổ sung ông Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa và bà Bùi Thị Minh Hoài vào Bộ Chính trị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có các giải pháp tiếp cận thị trường nông sản tổng quan hơn'

Đây là ý kiến kết luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Trưởng Ban Chỉ đạo chất lượng, ATTP và phát triển thị trường, tại phiên họp lần thứ nhất của ban.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.