| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Liên kết sản xuất tạo đầu ra ổn định cho trái thanh long

Thứ Sáu 30/12/2022 , 11:00 (GMT+7)

Đồng Tháp Thị trường trái thanh long khá bấp bênh do phụ thuộc Trung Quốc, nhiều nông dân ở Đồng Tháp đã thành lập tổ hợp tác tạo đầu ra ổn định cho nhà vườn.

Nông dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tham gia tổ hợp tác trồng thanh long được hỗ trợ giá vật tư nông nghiệp thấp hơn giá thị trường. Ảnh: Hồ Thảo.

Nông dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tham gia tổ hợp tác trồng thanh long được hỗ trợ giá vật tư nông nghiệp thấp hơn giá thị trường. Ảnh: Hồ Thảo.

Hơn 50% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc

Trước đây, nhận thấy cây thanh long dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, nhiều nhà vườn tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển diện tích đất trồng cây thanh long thay thế cây trồng khác kém hiệu quả. Theo thống kê, toàn huyện hiện có trên 200 ha đất trồng thanh long, nhiều hộ đã tham gia sản xuất góp phần tạo công ăn, việc làm cho lao động địa phương.

Tuy nhiên, thanh long chủ yếu được tiêu thụ bằng hai hình thức là nội địa và xuất khẩu. Theo thống kê chung, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15% sản lượng, còn lại khoảng 85% được xuất khẩu. Đối với xuất khẩu, chủ yếu được các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh thu mua, vận chuyển ra các cửa khẩu phía Bắc để xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu tổng hợp từ các tỉnh, lượng thanh long xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung khá lớn. Theo đó, thường xuyên xảy ra tình trạng hàng trăm ngàn tấn thanh long bị ùn ứ, không xuất được sang nước bạn, dẫn đến giá sụt giảm. Có thời điểm giá thanh long giảm còn 1.000 - 5.000 đồng/kg, khi phía Trung Quốc không hoặc chậm nhập mặt hàng này. Theo đó, người nông dân trồng thanh long chưa bao giờ họ an tâm canh tác loại quả này, thị trường của trái thanh long trong nhiều năm qua được xem là không ổn định và thiếu bền vững. Do đó, việc tìm ra giải pháp bền vững cho đầu ra của trái thanh long.

Thị trường thanh long thời gian qua khá bấp bênh có thời điểm chỉ còn 1.000-5.000 đồng/kg. Ảnh: Hồ Thảo.

Thị trường thanh long thời gian qua khá bấp bênh có thời điểm chỉ còn 1.000-5.000 đồng/kg. Ảnh: Hồ Thảo.

Tổ hợp tác là tiền đề xây dựng chuỗi liên kết

Để khắc phục tình trạng trên, nhiều nhà vườn trồng thanh long ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đã liên kết với nhau thông qua các tổ hợp tác và bao tiêu đầu ra trái thanh long ổn định. Điển hình là Tổ hợp tác trồng thanh long xã Long Thắng, huyện Lai Vung hiện có 18 thành viên, với diện tích hơn 10 ha.

Theo các thành viên tổ hợp tác từ khi tham gia liên kết người trồng được học hỏi thêm kỹ thuật chăm sóc cây thanh long. Bên cạnh đó, nông dân còn có điều kiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với giá thấp hơn giá thị trường. Đặc biệt, giá thanh long ổn định với mức đảm bảo lợi nhuận cho nông dân.

Nông dân Nguyễn Thành Tài, xã Long Thắng cho biết, trước đây nhà vườn thường xuyên gặp cảnh bị thương lái ép giá, hay bỏ vườn không đến thu mua. Nông dân thấp thỏm khi đến mùa vụ, không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Từ khi tham gia vào tổ hợp tác, các thành viên được công ty ký hợp đồng thu mua với giá bán từ bằng đến cao hơn thị trường, nên người trồng thanh long yên tâm sản xuất.

“Năm nay, công ty ký hợp đồng mua thanh long của chúng tôi với giá 16 nghìn đồng/kg. Dự đoán, vụ này sau khi trừ hết chi phí tôi vẫn còn lãi khoảng từ 10-15 triệu đồng/công đất trồng thanh long (1 công = 1.000 m2). Bán được giá, bà con trong tổ hợp tác ai cũng phấn khởi, hứa hẹn một cái tết sung túc hơn mọi năm”, ông Tài chia sẻ.

Ngoài liên kết với công ty để ký kết bao tiêu đầu ra cho người dân ở mức giá ổn định. Tổ hợp tác xã trồng thanh Long xã Long Thắng đã được đăng ký mã số vùng trồng, hiện phòng NN-PTNT huyện Lai Vung đang hỗ trợ nông dân thực hiện truy xuất nguồn gốc, cây thanh long. Qua đó, nhằm nâng cao giá trị và thúc đẩy sự cạnh tranh của trái thanh long trên thị trường.

Ông Phan Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng thanh long, xã Long Thắng, cho biết: Thời gian qua, những hộ dân trồng thanh long tại địa phương đã có nhận thức tích cực về việc cần thiết phải tham gia vào tổ hợp tác, để có thể tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định. Việc hình thành nên các mô hình liên kết sản xuất phần nào đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Nhằm giúp cho nông dân thuận lợi trong việc trao đổi, cập nhật mới các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thông tin về thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Ngoài việc nông dân được ký kết giá đầu ra ổn định, thời gian tới các thành viên trong tổ hợp tác hướng đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, với mục tiêu sản xuất nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, thông qua các chương trình làm nông sản sạch do công ty liên kết hỗ trợ giá bán phân hữu cơ, phân chuồng ở mức thấp hơn giá thị trường cho nhà vườn. Song các thành viên tổ hợp tác phải đảm bảo sản xuất đúng tiêu chuẩn của công ty đặt hàng”, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng thanh long, xã Long Thắng, huyện Lai Vung cho hay thông tin.  

 Nông dân liên kết sản xuất tạo đầu ra ổn định cho trái thanh long. Ảnh: Hồ Thảo.

 Nông dân liên kết sản xuất tạo đầu ra ổn định cho trái thanh long. Ảnh: Hồ Thảo.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, việc xuất hiện các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiệu quả như Tổ hợp tác trồng thanh long xã Long Thắng, huyện Lai Vung, vừa mang tính bền vững, vừa là tiền đề nhân rộng cho những năm tiếp theo. Đồng thời, đây được xem là những hạt nhân nhằm phát triển chuỗi liên kết sản phẩm tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới.     

  • Tags:
Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hai bản ở thành phố Sơn La vẫn chìm trong biển nước

SƠN LA Người dân tại 2 bản thuộc xã Chiềng Đen vẫn đang oằn mình chống chọi với tình trạng ngập lụt kéo dài, sau cơn bão số 2 chưa thể trở về trạng thái bình thường…

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.