| Hotline: 0983.970.780

Đốt nương làm rẫy là nguyên nhân chính gây cháy rừng

Chủ Nhật 25/12/2022 , 12:59 (GMT+7)

Đốt nương làm rẫy ở nhiều nơi còn phố biến, nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy rừng, tỉnh Yên Bái chủ động đề ra những giải pháp quản lý, bảo vệ tốt nhất.

 Cán bộ Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải đi tuần kiểm tra thực địa. Ảnh: Nguyễn Toàn.

 Cán bộ Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải đi tuần kiểm tra thực địa. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Yên Bái là một trong 13 tỉnh vùng núi phía bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 689,268 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 464,008 ha; độ che phủ của rừng đạt 63%, nằm trong tốp 6 tỉnh có độ che phủ của rừng lớn nhất toàn quốc.

Đời sống của người dân vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp nên tình trạng phát phá, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp vẫn còn sảy ra. Diện tích rừng có nguy cơ cháy lớn, địa hình chia cắt, núi cao hiểm trở. Các huyện phía tây như Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn… luôn là điểm nóng vì nơi đây mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 4 năm sau, gió lào và khí hậu hanh khô nên chỉ cần chủ quan trong việc sử dụng củi lửa trong rừng có thể gây cháy cả một khu rừng.

Trưởng phòng quản lý bảo vệ và phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái ông Trần Bá Thăng cho biết: Để chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2022 – 2023, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã đề ra những phương án cụ thể, sắn sàng chủ động ứng phó khi sảy ra rặc lửa.

Lớp tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Lớp tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Tại các địa phương thành lập 1.077 tổ, đội xung kích chữa cháy rừng với trên 7.500 người ở các xã, phường và các chủ rừng tham gia. Tổ chức các lớp tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cho các tổ đội xung kích của xã và các chủ rừng. Quản lý chặt chẽ diện tích nương rẫy các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải...

Tăng cường và củng cố lại hệ thống mạng lưới dự báo, cảnh báo cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở nắm bắt, tiếp nhận thông tin trên hệ thống dự báo các điểm cháy rừng từ vệ tinh của Cục Kiểm lâm, Phần mềm cảnh báo và phát hiện sớm cháy rừng qua tin nhắn SMS của Chi cục Kiểm lâm. Đồng thời cảnh báo, dự báo những ngày hanh khô trong tháng; các khu vực trọng điểm có nguy cơ và khả năng xảy ra cháy rừng cao tại các địa phương.

Tiếp tục duy trì chòi canh lửa đặt ở xã Kim Nọi (huyện Mù Cang Chải), xã Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu), xã Sơn Thịnh (huyện Văn Chấn). Phát dọn tu sửa, hệ thống đường băng cản lửa cũ tại các Khu rừng phòng hộ, đặc dụng của Huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, Văn Yên...

Những cánh rừng đại ngàn được quản lý bảo vệ cẩn thận. Ảnh: Tuấn Anh.

Những cánh rừng đại ngàn được quản lý bảo vệ cẩn thận. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Dương Kim Lâm, Tổ trưởng Tổ bảo về rừng thôn Đồng Song, xã Kiên Thành ông Lâm chia sẻ: Tôi được UBND xã Kiên Thành và Hạt Kiểm lâm Trấn Yên giao khoán bảo vệ 1.980 ha rừng phòng hộ và tự nhiên sản xuất. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tổ bảo vệ thường xuyên đi tuần tra, kịp thời phát hiện những trường hợp lấn chiếm đất rừng trái phép.

Trong các buổi họp thôn luôn tổ chức lồng ghép chương trình vận động người dân tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng. Đối với những hộ gia đình có nương rẫy giáp ranh với rừng phòng hộ thì vận động người dân làm đường băng cản lửa đảm bảo khoảng cách an toàn khi đốt, dọn nương rẫy.

Ông Trần Xuân Dưỡng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho hay: Mù Cang Chải là huyện phía tây của Yên Bái, khí hậu hanh khô nên nguy cơ sảy ra cháy rừng rất cao. Để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) Hạt kiểm lâm cử cán bộ luôn bám sát địa bàn, cùng các trưởng thôn bản tổ chức cưỡng chế đốt nương rẫy có kiểm soát, đồng thời ký cam kết với từng hộ có trâu bò khi đi chăn thả ngày đông giá rét không đốt lửa sưởi phòng nguy cơ cháy rừng.

Triển khai cho các đơn vị chủ rừng thiết kế, thi công các công trình PCCCR như: phát dọn thực bì làm băng cản lửa, cắm biển báo cấm lửa ở những nơi có nguy cơ cao, thu gom vật liệu cháy... Đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ, tuần tra ở những khu có nguy cơ cháy rừng cao, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Kiểm soát chặt trẽ người ra vào khu vực rừng...

Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, đi tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Tuấn Anh.

Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, đi tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Tuấn Anh.

Mùa hanh khô năm 2021 - 2022, làm tốt công tác PCCCR trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái không để sảy ra vụ cháy nào. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác PCCCR mùa khô 2022 – 2023 đến nay đã kiện toàn được 9 Ban chỉ đạo chương trình phát triển Lâm nghiệp cấp huyện và 155 Ban chỉ đạo cấp xã giai đoạn 2021 – 2025, với trên 2.500 thành viên.

Vào những ngày nắng nóng cao điểm dễ sảy ra cháy rừng, chính quyền các xã cần tăng cường tuyên truyền công tác PCCCR trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, ý thức chấp hành luật PCCCR của nhân dân.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.