| Hotline: 0983.970.780

Đột phá cơ giới hóa sản xuất mía

Thứ Hai 19/06/2017 , 14:05 (GMT+7)

Tháng 3/2017, nhà máy đường An Khê rầm rộ đưa thiết bị làm đất, máy trồng mía, máy kéo công suất lớn ra quân làm đất đồng thời trồng mía...

Đầu năm nay, nông dân xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, vùng đất có truyền thống SX mía lâu đời nhất tỉnh Bình Định bắt đầu rời xa phương thức canh tác truyền thống, bắt đầu làm quen với máy móc từ khâu làm đất đến khâu trồng mía, chăm sóc, bón phân nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.

09-49-18_1
Mía trên cánh đồng cơ giới hóa vào thời kỳ chăm sóc, bón phân đợt đầu tiên

Nếu Tây Sơn là huyện trọng điểm mía của tỉnh Bình Định thì xã Tây Thuận chính là vùng nguyên liệu mía trọng điểm của huyện. Người dân ở đây có tập quán SX mía từ lâu đời, từ trước đến nay phương thức canh tác cây mía ở đây chủ yếu theo phương pháp truyền thống. Đất trồng mía được cày bằng thủ công hoặc máy cơ giới công suất nhỏ, do đó tầng canh tác rất mỏng, không đủ điều kiện cho rễ mía phát triển... Do đó, năng suất mía ở Tây Thuận từ trước đến nay đạt rất thấp, cao điểm cũng chỉ trên dưới 40 tấn/ha.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, hạn hán thường xuyên xảy ra, trong khi hệ thống thủy lợi dành cho cây mía chưa được xây dựng, chính quyền địa phương xác định muốn cây mía có thể chung sống với điều kiện khô hạn mà năng suất được nâng cao, không gì khác hơn là phải đưa cơ giới hóa công suất lớn vào SX mía. Khi nhà máy đường An Khê (thuộc Cty CP Đường Quảng Ngãi) được UBND tỉnh Bình Định cho chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) SX mía tại xã Tây Thuận, bà con nắm bắt được cơ hội đổi đời với cây mía.

Tháng 3/2017, nhà máy đường An Khê rầm rộ đưa thiết bị làm đất, máy trồng mía, máy kéo công suất lớn ra quân làm đất đồng thời trồng mía tại vùng mía của 2 thôn Thượng Sơn và Trung Sơn (xã Tây Thuận). Tổng diện tích đất trồng mía được thực hiện cơ giới hóa là 24,5ha, với 33 hộ tham gia. Mía được trồng các giống mới: Uthong 11 và K95-84. Đến nay, công tác triển khai xây dựng CĐML trồng mía đã cơ bản hoàn thành. Hiện một số diện tích mía trên cánh đồng này đang vào thời kỳ chăm sóc, bón phân đợt đầu tiên trong chu kỳ canh tác mía.

Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, PGĐ Nhà máy Đường An Khê, để nông dân từng bước tiếp cận và làm quen dần với việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào SX mía, nhà máy đã áp dụng phương thức cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng máy, chăm sóc và bón phân bằng máy.

“Trong quá trình SX, chúng tôi luôn đặt nặng công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện cơ giới hóa đồng bộ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, mức lợi nhuận đạt 39 triệu đồng/ha”, ông Phước khẳng định.

09-49-18_3
Máy trồng mía hoạt động ở xã Tây Thuận

Ông Huỳnh Ngọc Chi ở thôn Thượng Sơn tham gia 2ha vào mô hình cơ giới hóa SX mía tại xã Tây Thuận cho hay, đất cày với độ sâu trên 35cm, tầng canh tác đất được dày hơn, tạo sự thông thoáng giúp cho rễ mía phát triển tốt, hấp thu nhiều dinh dưỡng nuôi cây, đồng thời nước thấm sâu, giảm sự rửa trôi trên bề mặt đất khi mưa lớn.

“Khi mía được trồng bằng máy sẽ làm giảm giá thành trồng mía so với trồng thủ công hơn 1 triệu đồng/ha; ngoài ra, trồng máy mía mọc nhanh, tỷ lệ mọc trên 95%. Ruộng lại thông thoáng, dễ chăm sóc, bón phân, dễ kiểm soát sâu bệnh hại. Hơn nữa, trồng máy đúng quy trình sau này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng máy móc vào khâu chăm sóc, bón phân, đồng thời máy thu hoạch liên hợp cũng hoạt động được thoải mái”, ông Chi cho biết.

Cũng theo ông Chi, giá thành làm cỏ, bón phân bằng máy cũng được giảm chi phí trên 50% so với chăm sóc thủ công theo truyền thống. Phân được bón vùi vào rãnh mía, giảm được thất thoát lượng phân bón trên 30% so với bón vãi trên mặt ruộng, nhờ đó mà tiết kiệm trên 30% chi phí phân bón. Giảm được nhân công làm cỏ, bón phân khi thời vụ cao điểm. Đất được tơi xốp giúp cho rễ mía phát triễn tốt, hạn chế tối đa tỷ lệ đổ ngã mía.

Ngoài ra, nông dân tham gia mô hình còn hưởng được nhiều chính sách ưu đãi của nhà máy đường An Khê...

“Dự kiến vào tháng 12/2017, nhà máy tiếp tục triển khai cơ giới hóa CĐML tại Bình Định cho vụ trồng 2017 - 2018 với diện tích 50ha. Nhà máy tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư cơ giới hóa vào đồng mía; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động người trồng thực hiện cơ giới hóa SX mía để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm làm tăng thu nhập cho nông dân”, ông Nguyễn Hoàng Phước, PGĐ Nhà máy Đường An Khê.

 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.