| Hotline: 0983.970.780

Dự án VnSAT giúp thay đổi tư duy, sản xuất lúa phải là chất lượng cao

Thứ Hai 18/04/2022 , 13:55 (GMT+7)

Cần Thơ Dự án VnSAT thay đổi tư duy, sản xuất lúa phải là chất lượng cao, nông dân TP Cần Thơ an tâm sản xuất khi nhận được sự đầu tư từ Dự án VnSAT.

Thay đổi tập quán sản xuất lúa của nông dân

Khi tham gia dự án, bà con nông dân được tập huấn, chuyển giao nhiều kỹ thuật mới trong sản xuất lúa, điển hình là kỹ thuật canh tác “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”. Từ đó, tư duy sản xuất lúa của bà con cũng dần thay đổi.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX Toàn Phát tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ là người tiên phong, quyết tâm phải thay đổi tư duy sản xuất của bà con xã viên. “Mình phải là người đi đầu, áp dụng theo quy định, tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp. Tập quán của bà con nông dân khó thay đổi trong thời gian ngắn và tôi sẽ thay đổi được”, ông Hồng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hồng, các chương trình tập huấn của dự án VnSAT đang được ông tuân thủ và vận động xã viên cùng tham gia. Ông đánh giá, sạ thưa là phương pháp rất tốt mà ngành nông nghiệp đang chú trọng. Qua thực tế canh tác, mô hình thực hiện giúp giảm được lượng giống, phân bón, thuốc BVTV, từ đó kéo theo giảm giá thành sản xuất lúa.

Dự án VnSAT chuyển giao kỹ thuật canh tác '3 giảm, 3 tăng', '1 phải, 5 giảm' giúp thay đổi tư duy sản xuất lúa của nông dân. Ảnh: Kim Anh.

Dự án VnSAT chuyển giao kỹ thuật canh tác “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” giúp thay đổi tư duy sản xuất lúa của nông dân. Ảnh: Kim Anh.

Việc vận động nông dân sử dụng phân hữu cơ, để thay thế dần các loại phân hóa học cũng đang được ông Hồng tích cực triển khai và nhân rộng trong HTX. “Trước đây nông dân sản xuất đơn lẻ, tôi vận động bà con liên kết sản xuất trong HTX. Sở NN-PTNT và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân. Nông dân làm gì trước mắt, rõ ràng họ mới tin và làm theo”, ông Hồng nhấn mạnh.

Thành lập đầu năm 2017, HTX Toàn Phát có 8 thành viên chính thức và hơn 100 thành viên liên kết. Vụ hè thu 2022 này, HTX canh tác 2 giống lúa chủ lực là OM18 và OM5451, trên tổng diện tích 250 ha.

Ngoài việc được tập huấn về các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, thông minh phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. HTX Toàn Phát còn được Dự án VnSAT hỗ trợ kinh phí đầu tư 8 máy cuộn rơm, đang phát huy hiệu quả cao, ngoài phục vụ trong sản xuất của bà con xã viên, HTX cũng làm thêm dịch vụ để nâng cao thu nhập.

Sản xuất lúa phải là chất lượng cao

Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ là 1 trong 4 địa phương sản xuất lúa nằm trong vùng hưởng lợi từ dự án VnSAT, với hơn 4.000 hộ nông dân, ở các xã: Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi và thị trấn Thạnh An, trên diện tích canh tác hơn 10.200 ha.

Về xã Thạnh An, không ai không biết đến HTX nông nghiệp Hiếu Bình, bà con nông dân trong HTX bộc bạch, từ sự đầu tư của Dự án VnSAT bà con mạnh dạn hơn trong chuyển đổi sản xuất, tiếp cận và được chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật canh tác mới. Phấn khởi nhất là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân được thắt chặt hơn trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Giám đốc HTX nông nghiệp Hiếu Bình, HTX là một trong những đơn vị đầu tiên của địa phương được Dự án VnSAT lựa chọn đầu tư. Song song với công tác tập huấn nâng cao năng lực sản xuất lúa chất lượng cao bằng kỹ thuật tiên tiến, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, HTX còn được BQL Dự án VnSAT đầu tư cơ sở vật chất như: trạm bơm điện, lò sấy lúa, kho chứa lúa, tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 10 tỷ đồng.

HTX nông nghiệp Hiếu Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ là một trong những đơn vị đầu tiên của địa phương được Dự án VnSAT lựa chọn đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, quy mô khoảng 10 tỷ đồng. Ảnh: Kim Anh.

HTX nông nghiệp Hiếu Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ là một trong những đơn vị đầu tiên của địa phương được Dự án VnSAT lựa chọn đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, quy mô khoảng 10 tỷ đồng. Ảnh: Kim Anh.

Hiệu quả rõ nét nhất, vụ lúa đông xuân 2021 – 2022 vừa qua, khi giá cả thị trường biến động khiến giá thành lúa gạo sụt giảm, một số xã viên có điều kiện đã cho neo lúa tại nhà kho để chờ giá. Sức chứa của nhà kho lên tới 300 tấn, đủ sức phục vụ nhu cầu lưu trữ của nông dân.

Với sự hỗ trợ đồng bộ từ kỹ thuật canh tác, cơ sở vật chất đến hạ tầng, đã tạo niềm tin và tác động mạnh mẽ đến tư duy sản xuất lúa của bà con nông dân. Hướng nông dân đến phương thức sản xuất lúa gạo chất lượng cao, bền vững, nâng cao giá trị lúa gạo và hơn hết là mang lại thu nhập cao cho nông dân. Tương lai, lúa gạo một ngành hàng truyền thống, nhưng cũng chính là ngành giúp nông dân làm giàu bền vững.

Theo Ban quản lý Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững TP Cần Thơ. Dự án được thực hiện tại 4 huyện trọng điểm trồng lúa của thành phố là Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt với tổng diện tích thực hiện 38.863 ha và 32.231 hộ nông dân tham gia.

Tính đến tháng 2/2022, dự án đã thực hiện 968 lớp đào tạo kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” (3G3T) và “1 phải 5 giảm” (1P5G) cho hơn 36.000 lượt nông dân tham dự, trên diện tích 30.000 ha. Trong đó, đào tạo kỹ thuật 3G3T đạt 104% kế hoạch; đào tạo kỹ thuật 1P5G thực hiện đạt 102% kế hoạch. Đào tạo kỹ thuật theo tiêu chuẩn SRP đã thực hiện được 20 lớp tập huấn với khoảng 900 lượt nông dân tham dự trên tổng diện tích hơn 1.000 ha.

Ngoài ra, từ nguồn lực đầu tư của dự án VnSAT, đã xây dựng và phát triển được 31 tổ chức nông dân (TCND), HTX trong vùng dự án. Trong đó, 16 HTX tham gia liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra đạt tỷ lệ 40% diện tích. 21/31 TCND có tổ nhân giống với tổng diện tích 440 ha/năm, năng lực cung ứng trên 6.000 tấn lúa giống chất lượng cao như: Đài Thơm 8, Nàng Hoa 9; Jassmine 85… Ngoài thực hiện nhân giống, các HTX còn mở rộng các dịch vụ: sản xuất trồng trọt (làm đất, sạ lúa, bơm tưới…), các dịch vụ sau thu hoạch (gặt liên hợp, xay xát, thu mua, tiêu thụ nông sản) và kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất