| Hotline: 0983.970.780

Dự án VnSAT thành công và lan tỏa

Thứ Tư 16/12/2020 , 10:46 (GMT+7)

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá nhiều chỉ tiêu trong dự án VnSAT đã đạt và vượt, đúng với mong đợi của người dân, đáp ứng sự cần thiết phát triển các ngành hàng.

Tham gia dự án VnSAT, lúa gạo ĐBSCL đã nâng cao được giá trị. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia dự án VnSAT, lúa gạo ĐBSCL đã nâng cao được giá trị. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì Hội nghị Tổng kết Đoàn công tác Hỗ trợ thực hiện dự án VnSAT lần thứ 10, diễn ra ngày 15/12 tại Hà Nội.

Hiếm có dự án thành công như VnSAT

Đánh giá về dự án VnSAT, ông Ahmed Eiweida, cố vấn cao cấp của WB khẳng định: VnSAT là dự án vô cùng quan trọng, bởi có tác động trực tiếp tới xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Chúng ta đã đạt được nhiều chỉ tiêu. Và chúng ta phải duy trì các chỉ tiêu đó để phát triển lúa gạo và cà phê bền vững. Nhưng tôi cũng thấy rằng chúng ta còn một số khó khăn nếu cùng nhau phối hợp giải quyết thì sẽ hoàn thành tiến độ dự án”.

Theo ông Ahmed, phải duy trì đảm bảo tính bền vững, hoàn thành các dự án đúng hạn. Bởi WB và Việt Nam còn nhiều dự án phức tạp và bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Cần áp dụng cơ chế đặc thù để đảm bảo hoàn thành dự án đúng thời hạn. Khi áp dụng các cơ chế như vậy thì có lẽ nên nhóm các dự án có thời gian tương ứng vào một nhóm thì mới có thể hoàn thành đúng hạn.

“Bộ NN-PTNT là đối tác quan trọng nhất của WB trong danh mục đầu tư của chúng tôi. Làm việc với Bộ là niềm tự hào của WB. Chúng tôi nhấn mạnh thành công của dự án VnSAT là nhân tố vô cùng quan trọng, tiền đề để WB xem xét thêm một số dự án nhằm đảm bảo tính cạnh tranh bền vững cho nông sản Việt Nam”, ông Ahmed nói.

Ông Cao Thăng Bình, Chủ nhiệm Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT, đại diện WB khẳng định: Nhiều chỉ số phát triển, trung gian của dự án VnSAT đều đạt và vượt, chỉ còn một vài chỉ số khó hoàn thành, chúng tôi đã có kiến nghị cụ thể. 18 tháng thời gian gia hạn đề nghị Bộ NN-PTNT, các địa phương tham gia dự án phải quyết liệt thực hiện thì mới hoàn thành khối lượng công việc còn lại”.

“Hiếm khi có nhiều thành công đến vậy” với hợp phần A của dự án VnSAT - Tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Thay đổi hành vi của người nông dân là rất khó làm, bởi tập quán canh tác của họ đã có từ lâu. Đây là thành công rất cần đúc kết để làm kinh nghiệm cho các dự án khác. Phải phối hợp các tác động với người dân mới có thể thay đổi được”, ông Bình đánh giá.

Máy tách hạt do dự án VnSAT đầu tư cho HTX An Bình để làm lúa giống cung cấp cho bà con xã viên sản xuất.

Máy tách hạt do dự án VnSAT đầu tư cho HTX An Bình để làm lúa giống cung cấp cho bà con xã viên sản xuất.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá nhiều chỉ tiêu trong dự án VnSAT đã đạt và vượt. “Đây là dự án đúng với mong đợi của người dân và đáp ứng sự cần thiết của các ngành hàng. Do đó, khi phát động thì có được sức mạnh tổng thể, kịp thời. Hiện chỉ có ngành nông nghiệp được Thủ tướng phê duyệt tái cơ cấu, từ đó ngành xác định được các dòng sản phẩm chủ lực để triển khai. Và WB đã chọn 2 ngành hàng quan trọng của Việt Nam là lúa gạo và cà phê để hỗ trợ”.

Về những khó khăn, vướng mắc, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh yêu cầu rà lại từng phần, từng đầu việc, vào cuộc ngay, quyết liệt để tháo gỡ. “Cái gì khó làm trước, bố trí con người thế nào, phân công công việc ra sao, rút ngắn được thủ tục gì... phải chủ động và tích cực. Đồng thời các địa phương cần bố trí đủ vốn đối ứng theo quy định đầu tư công thì mới hoàn thành các công việc còn lại của dự án”.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị các địa phương không lơ là khâu sản xuất lúa gạo, cà phê sau khi đã hoàn thành các chỉ tiêu của dự án VnSAT để tiếp tục lan tỏa hiệu quả của dự án, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo, cà phê theo chuỗi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm.

VnSAT thúc đẩy tái canh cây cà phê phát triển bền vững. Ảnh: Đăng Lâm.

VnSAT thúc đẩy tái canh cây cà phê phát triển bền vững. Ảnh: Đăng Lâm.

Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT)

Dự án được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển quốc tế và Chính phủ Việt Nam ký ngày 9/7/2015 và có hiệu lực ngày 3/12/2015với tổng số vốn ban đầu là 301 triệu USD.

Mục tiêu phát triển của dự án: Góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Nội dung dự án gồm 4 hợp phần:+ Hợp phần A: Tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.+ Hợp phần B: Phát triển lúa gạo bền vững.+ Hợp phần C: Phát triển cà phê bền vững.+ Hợp phần D: Quản lý dự án.

Tập trung tháo gỡ khó khăn để thực hiện các mục tiêu 2021-2022

Hợp phần tín dụng do ngân hàng BIDV thực hiện thông qua hoạt động cho vay vốn tín dụng; đạt tiến độ tốt và đã giải ngân 100% vốn phân bổ cho hợp phần là 50 triệu USD. Tính từ đầu dự án đến tháng 11/2020, toàn dự án đã giải ngân 3.876 tỷ đồng. Tuy nhiên, mộ số địa phương còn đang gặp phải vấn đề về vốn đối ứng.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án VnSAT Cần Thơ nêu đề xuất Bộ NN-PTNT cần có hướng dẫn để VnSAT Cần Thơ trình UBND tỉnh về quy hoạch tổng thể, từ đó lấy cơ sở pháp lý để đáp ứng đủ vốn đối ứng.

Bà Hiếu nhấn mạnh mục tiêu của dự án là góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Do đó, Cần Thơ quyết tâm thực hiện hiệu quả dự án này.

Ông Lê Văn Hiến, Trưởng Ban quản lý Các dự án nông nghiệp, Giám đốc Ban quản lý dự án VnSAT Trung ương, cho biết đến nay chúng ta đã hoàn tất các thủ tục gia hạn dự án đến tháng 6/2022. VnSAT trung ương và 13 tỉnh tham gia dự án đã hoàn thành thủ tục thực hiện 111 tiểu dự án và 11 tiểu dự án dự phòng, bằng số dự án 5 năm cộng lại và được WB thông qua. Các tiểu dự án này rất quan trọng đối với việc thúc đẩy mạnh mẽ ngành hàng lúa gạo và cà phê. Vì vậy, khó khăn, thời gian ngắn, nhưng phải quyết tâm thực hiện cho được.

Tham gia dự án VnSAT, lúa gạo ĐBSCL đã nâng cao được giá trị.

Tham gia dự án VnSAT, lúa gạo ĐBSCL đã nâng cao được giá trị.

Ông Hiến kiến nghị các Vụ, trực tiếp là Vụ Hợp tác Quốc tế cần sớm trình Bộ NN-PTNT danh sách đầu tư công ở các tỉnh. Các cơ quan chủ trì hỗ trợ kỹ thuật của Bộ cần khẩn trương thẩm định, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương.

“Một trong những vướng mắc với các tỉnh ĐBSCL là tổng số máy sấy 37 chiếc, mới lắp đặt 20 chiếc, còn một số tỉnh chưa thực hiện được. Cái này không giải quyết được ngay trong năm 2020 thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều nội dung khác”, ông Hiến nói.

Ông Đào Quốc Luân, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho rằng: Các tiểu dự án chúng ta đã chọn cho giai đoạn 2021-2022 thì không nên thay đổi nữa. Vì đến nay chúng ta đã mất rất nhiều thời gian chuẩn bị; đã đưa vào đầu tư công, địa phương chỉ phê duyệt là xong. Vì vậy, con đường duy nhất để hoàn thành là phải rút ngắn thủ tục; tất cả đều phải tập trung xắn tay vào làm; lựa chọn người có chuyên môn để thực hiện.

“Cấp bách nhất hiện nay là phải tập trung đôn đốc thực hiện các tiểu dự án. Đề nghị Bộ có văn bản đề nghị địa phương bố trí vốn đối ứng cho các tiểu dự án”, ông Luân nói.

  • Tags:
Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.