| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 10-17/6

Thứ Hai 10/06/2013 , 11:45 (GMT+7)

Tại các tỉnh phía Nam rầy nâu nở rộ đến 9/6/2013 trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng, cục bộ một số diện tích có mật độ cao.

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên mạ, lúa

Thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước vụ SX; theo dõi và phòng chống bênh lùn sọc đen trên mạ, lúa mới sạ tại một số tỉnh Bắc Trung bộ.

Theo dõi và phòng trừ châu chấu, sâu keo, rầy các loại, ốc bươu vàng, bọ trĩ... trên mạ, lúa HT và lúa mùa cực sớm.

b) Trên mía

Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc sau thu hoạch, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, ruộng trồng mới bằng giống không sạch bệnh.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn... rải rác hại nhẹ trên lúa xuân hè và HT sớm đứng cái - đòng trỗ.

- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa trà muộn.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu nở rộ đến 9/6/2013 trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng, cục bộ một số diện tích có mật độ cao. Kiểm tra kỹ, khi rầy cám tuổi 2 - 3 với mật độ cao, phun trừ bằng một trong các loại thuốc chống lột xác, không sử dụng thuốc phổ tác động rộng làm mất cân bằng hệ sinh thái và bộc phát rầy ở cuối vụ.

Hiện tại, áp lực của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn còn, do vậy việc gieo trồng lúa thu đông cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu di trú và diễn biến của thời tiết để xuống giống.

- Bệnh đạo ôn có chiều hướng gia tăng trên trà lúa đẻ nhánh đến đòng trổ, các tỉnh cần chú ý theo dõi để hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời.

- Chú ý sự gây hại của chuột trên tất cả các trà lúa ngoài đồng do điều kiện vụ HT rất thích hợp cho sự phá hại của chuột.

Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ kịp thời ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh; nhện gié, rầy phấn trắng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh - đòng trỗ để có biện pháp phòng trị kịp thời.

ĐỀ NGHỊ

- Các tỉnh phía Bắc: Kiểm tra theo dõi chặt chẽ nguồn bệnh lùn sọc đen, bệnh lùn xoắn lá trên lúa, Theo dõi sâu bệnh trên ngô, lạc xuân chú ý sâu xám, sâu cắn lá, chuột hại; bọ xít nâu, sâu đo, bệnh sương mai hại lộc - nụ, hoa trên vải, nhãn; phun thuốc phòng trừ nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao.

- Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Theo dõi bệnh hại cà phê; hại điều; hại sắn và rau màu ở các địa phương.

- Các tỉnh phía Nam: Thực hiện nghiêm túc Công văn số 425/BVTV/TV ngày 26/02/2013 của Cục BVTV về việc tăng cường chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt né rầy trên lúa HT. Tiếp tục chỉ đạo gieo sạ tập trung, né rầy, theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình dịch hại để chỉ đạo phòng trừ kịp thời nhất là rầy nâu, bệnh đạo ôn lá trên lúa HT.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa

- Bọ trĩ (bọ cánh tơ) phun Imida 10WP khi sâu còn nhỏ.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Giai đoạn lúa trên 40 ngày đến có đòng phun một trong các thuốc sau: Wellof 330EC, Cyper 25EC, Mimic 20SC (0,75l/ha).

- Sâu đục thân phun Nurelle D25/2,5EC, Oncol 25WP sau khi thấy bướm rộ 5 - 7 ngày.

- Rầy nâu phun  Applaud 10WP, Imida 10WP khi rầy ở tuổi 2 - 3.

Với áp lực rầy cao và gối lứa, sử dụng 1 trong các cặp sau: Applaud 10WP + Oncol 20EC hoặc rải Wellof 3GR 12 kg/ha.

- Nhện gié phun Takare 2EC khi mới xuất hiện hoặc phun ngừa trước trổ 10 - 15 ngày.

- Bệnh đạo ôn lá, thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

Trên cây trồng khác

Cây chè: Rầy xanh phun Applaud 10WP, Mospilan 3EC khi rầy tuổi còn nhỏ.

Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) sử dụng Manozeb 80WP hoặc Carbenda supper 50SC, phun khi thấy bệnh chớm xuất hiện, nếu bệnh nặng có thể phun 2 - 3 lần. Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam) phun Nicozol 12,5WP ướt đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện. Tùy tình hình bệnh, phun lập lại cách nhau 7 - 10 ngày.

Cây tiêu: Tuyến trùng rễ sử dụng Oncol 25WP tưới xung quanh gốc, rễ và tưới lập lại vào 7 ngày sau.

Vải: Bệnh thán thư phun Carbenda supper 50SC.

Xem thêm
Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.