| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 3 - 9/11

Thứ Hai 03/11/2014 , 12:09 (GMT+7)

Tại các tỉnh phía Nam, bệnh đạo ôn trên lá tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa ĐX sớm và trà lúa mùa. 

1) Các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên

Trên lúa:

- Bệnh khô vằn, bệnh lem thối hạt... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ chủ yếu trên lúa gieo, lúa lỡ vụ giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh.

- Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục phát sinh gây hại với mức độ giảm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Cần tập trung theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Bệnh đạo ôn hại lá, cổ bông phát sinh hại chủ yếu lúa rẫy ở Tây Nguyên và rải rác trên một số diện tích lúa gieo ở đồng bằng.

- Các đối tượng sâu bệnh khác như chuột, ốc bươu vàng, sâu keo, bọ trĩ... hại chủ yếu lúa lỡ vụ giai đoạn mạ - đẻ nhánh - trỗ chắc.

2) Các tỉnh phía Nam

- Bệnh đạo ôn trên lá tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa ĐX sớm và trà lúa mùa. Cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm bệnh để phòng trị kịp thời, hiệu quả. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị theo nguyên tắc “4 đúng”.

- Dự kiến tuần tới rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 3. Rầy chủ yếu gây hại nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, gây hại trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ.

Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa ĐX sớm 2014 - 2015 vào đầu tháng 11 đây là thời điểm thích hợp để xuống giống “né rầy”. Cần theo dõi bẫy đèn để xuống giống theo hướng tập trung đồng loạt, né rầy theo khuyến cáo

- Sâu cuốn lá nhỏ tuổi 2 - 4 tiếp tục phát triển, có thể sẽ gia tăng diện tích nhiễm tuy nhiên với mật độ thấp. Khuyến cáo bà con nông dân hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ khi lúa dưới 40 ngày sau sạ, nhằm bảo tồn thiên địch, giảm nguy cơ bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.

- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng, chuột ngay từ đầu vụ

3) Trên cây trồng khác

- Cây vụ đông: Chú trọng lên luống, làm rãnh thoát nước, bổ sung phân lân để hạn chế bệnh chân chì, huyết dụ ở giai đoạn cây còn nhỏ. Các đối tượng sâu đục thân đậu tương; sâu cắn lá, đục thân, bắp, châu chấu trên ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy trên rau tiếp tục phát sinh, gây hại với mức độ nhẹ - trung bình. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại, diện tích nhiễm tăng chậm; bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to - thu hoạch.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích bị nhiễm bệnh.

- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

Rầy nâu phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc trộn Wellof 3GR (12 kg/ha) với phân, rải khi thấy rầy mới xuất hiện.

Sâu cuốn lá nhỏ phun Mimic 20SC (giai đoạn đẻ nhánh); Wellof 330EC bướm rộ 5 - 7 ngày.

Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR. Bệnh đạo ôn (lá, thân, cổ bông) phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện, trước trổ 3 - 5 ngày và sau trổ đều.

Bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC trước trổ 3 - 5 ngày và sau khi trổ đều. Bệnh bạc lá phun ngừa Bonny 4SL trước trổ 3 - 5 ngày và trổ đều.

Trên cây trồng khác:

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; nhện đỏ phun Takare 2EC; rầy xanh phun Applaud 10WP.

Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP khi bệnh chớm xuất hiện, nếu bệnh nặng phun lại lần 2. Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP khi bệnh mới xuất hiện, bệnh nặng phun lập lại cách nhau 7 - 10 ngày.

Hồ tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL. Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc) khi chúng xuất hiện gây hại.

Nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC.

H.A.I

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất