| Hotline: 0983.970.780

Dự trữ gì khi dịch bệnh kéo dài?

Thứ Bảy 28/03/2020 , 09:35 (GMT+7)

Tích trữ mùa dịch thường không phải đầu cơ mà chỉ để đảm bảo sinh hoạt cho gia đình, phòng khi bị cách ly, và mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh một vẻ.

Dự trữ thực phẩm.

Dự trữ thực phẩm.

Thực phẩm được tích trữ đầu tiên cúa các gia đình Việt luôn là gạo, đường, muối, dầu ăn. Và sau đây là chia sẻ của các bà nội trợ nhiều kinh nghiệm.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, 55 tuổi, nhà ở quận 8, TP.HCM cho biết, khi vừa nghe khu phố bên cạnh bị cách ly, tôi lập tức đi mua gạo, bột mì, nui, bún khô, miến... các loại thịt heo, bò, gà, chia nhỏ ra, bỏ vào tủ đông. Ít thịt hộp - cá hộp, trứng.

Rau tươi ăn trước rồi tới rau củ: củ cải, su hào, khoai tây, bắp.. dầu ăn, muối, mắm. Một khoản quan trọng là thùng nước tinh khiết 20 lít phòng cúp nước.

Trái cây mua còn xanh để chín từ từ. Cà phê và sữa mua dư dả để có thể làm sữa chua, bánh flan. Sau đó kiểm tra tủ thuốc gia đình, ngoài Panadol với thuốc tiêu chảy mua thêm vitamin C. Tổng chi phí hết 3 triệu đồng cho nhà 4 người. Nếu khu phố bị phong toả kéo dài cũng đủ ăn, không cần ra ngoài.

Chị Nguyễn Anh Thơ, 40 tuổi, nhà ở Cái răng, Cần Thơ, cho biết, khi nghe có ca nhiễm tại địa phương, việc đầu tiên cô đi mua trữ là mấy thùng nước tinh khiết. Sau đó là mua gạo, cá khô, đường và mấy hộp sữa cho người già và con trẻ trong nhà...

Bà Nguyễn Phạm Khánh Vân, 38 tuổi, bà mẹ của 3 đứa con trai, ngụ tại quận Phú Nhuận, TP. HCM, cho biết: Ứng phó dịch bệnh, việc đầu tiên là mình kiểm tra tủ thuốc trong nhà. Mọi người có thể tự lập danh mục cần thiết tuỳ sức khoẻ người thân trong gia đình nhưng không thể thiếu thuốc giảm sốt, tiêu chảy, đau bụng, vitamin C (nên để gần chỗ uống nước để nhớ uống thường xuyên), bông băng và cồn, oxy già, băng cá nhân, thuốc trị côn trùng cắn... cho vào túi sơ cứu.

Để bữa ăn vẫn phong phú trong thời gian cách ly “14 ngày đằng đẵng”, không chỉ gạo mà cần trữ đồ khô như bún, bánh phở, bánh canh, mì Quảng, mì gói, hủ tíu, miến, măng... đủ luân phiên 14 ngày cho các bữa sáng phong phú. Gạo thì nhớ mua thêm ít gạo nếp, gạo lứt, tấm; Các loại bột: gạo, nếp, tỏi, nghệ, năng, khoai tây, mì...

Những ngày cách ly là dịp dạy con làm bánh.

Những ngày cách ly là dịp dạy con làm bánh.

Lời khuyên khi trữ thịt- cá các loại: Bạn có thể làm sạch sẵn, thậm chí cắt theo món và ướp trước khi trữ đông. Bạn có thể trữ thịt nguyên miếng; gà, cá nguyên con nhưng đừng bao giờ để nguyên thịt cá chưa rửa đem đi trữ, trừ khi nó đang trong tình trạng đông sẵn. Tốt nhất là cắt theo phần vừa ăn, làm sạch sẽ rồi trữ đông, khi ăn chỉ rã phần mình cần.

Đồ ăn chế biến sẵn rất đỡ cho các bà nội trợ. Tất cả các thứ chả, giò sống, thịt - cá một nắng, xông khói đều có thể cất ngăn đông. Khi về nên rửa bao bì hoặc bọc lại bằng bao trữ thực phẩm rồi hãy cất đông.

Trong các loại hải sản thì tôm rất nhanh hư nên mua về phải rửa sạch trữ đông ngay. Mách mẹo nhỏ là nếu hộp của bạn làm tôm dính, đợi tôm ráo nước mới bỏ vô hộp cất đông, sau đó đợi tôm hơi đông thì lắc đều, tôm sẽ không bao giờ dính nhau. hoặc bỏ bịch cũng lắc, đừng đè cái gì lên, tôm sẽ rời từng con, khi ăn chỉ cần lấy vừa đủ.

Trứng, sữa, phomai, whipping cream, cream, bơ, xúc xích...: những thứ này phải chú ý hạn sử dụng nhưng quan trọng nhất là tình trạng thực phẩm.

Lưu ý, thực phẩm trữ bằng hộp hoặc túi zip thực phẩm, nếu hộp giống nhau, đừng tin vào trí nhớ hay phản chủ của mình mà dán tên lên nắp, vì mở 2 cái nắp ra là tiêu. Mình đã từng phải tự hỏi mình "cái nào bột gạo, cái nào bột năng?"

Các loại gia vị cần có ngoài gia vị nấu món Việt là quế, hồi, thảo quả, nấm sấy khô, phổ tai, táo tàu, đường phèn... thì nên có các các gói gia vị làm sẵn vô cùng tiện lợi như gia vị nấu phở, gia vị bò kho, gói tiềm gà...

Các loại cá kho và mắm nhu mắm cá lóc, sặc, linh, thái, tôm chua, mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc và thêm rượu: mai quế lộ, rượu vang, rượu mạnh, rượu trắng, mirin, tương: ớt, cà, tương hột, tương bần.

Gia vị tươi như hành, tỏi, hành tây, nghệ, gừng, riềng, ngải bún, sả... tất cả đều có thể cất ngăn đá dùng dần. Gia vị khô mùi vị không bằng củ tươi cất ngăn đá.

Rau củ và trái cây luôn làm sạch rồi cất tủ lạnh vì rau thường dính theo nhiều vi khuẩn, sẽ làm dơ tủ. Và nên cất trong các hộp chuyên dụng hoặc quấn giấy ăn sẽ giữ tươi lâu.

Trái cây họ cam chanh để rất lâu, táo, nho cũng khá lâu, các loại nhanh hư hỏng như bơ, chuối có thể trữ đông xay sinh tố, làm bánh khi cần.

À, trẻ em nghỉ học, các bà mẹ nên mua các thứ để làm bánh, vì mùa này, làm bánh rất vui. Ví như baking soda, baking pơder, nước cốt dừa hộp, nước dừa hộp, cream cheese, sữa đặc, đậu đóng hộp để nấu chè.

Không thể chỉ nhớ chuyện ăn uống mà quên kiểm tra các sản phẩm hoá mỹ phẩm, nhu yếu phẩm: dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, xà bông, các loại dung dịch vệ sinh, rửa tay sát khuẩn, tã sữa...

Nguyên tắc quan trọng khi tích trữ là:

- Hạn dùng và chủng loại.

- Thức ăn cất trong tủ lạnh phải kín và tách biệt, cần tránh nhiễm khuẩn kẻo chưa chết vì COVID 19 đã toi vì tiêu chảy.

- Khi rã đông tốt nhất là tăng nhiệt dần, từ ngăn đông cho ra ngăn mát cho rã từ từ, nếu gấp có thể để nguyên bao bì ngâm rửa dưới vòi nước. Tuyệt đối không cấp đông trở lại sau khi đã rã.

- Tủ sắp xếp gọn gàng. Cất đồ không cần sáng tạo, chỉ cần logic. Hiệu quả, bà nội trợ xịn là nửa đêm cúp điện tối hù vẫn biết món nào để ở đâu.

Bà Khánh Vân dí dỏm nhấn mạnh, "cuối cùng, quan trọng nhất là mỹ phẩm làm đẹp. Các bà mẹ chăm sóc gia đình vẫn phải nhớ tranh thủ dưỡng da, dưỡng tóc... hết dịch ta bung lụa so kè nhan sắc với nhau nhé!".

(Kiến thức gia đình số 13)

Xem thêm
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

Báo Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính đầu năm mới 2025, cùng mong muốn đất nước phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.

Xuất khẩu gạo lập kỳ tích vượt 9 triệu tấn và 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo gây ấn tượng mạnh mẽ cả về lượng và kim ngạch trong năm 2024 khi thiết lập những cột mốc lịch sử cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

'Làng Nủ hạnh phúc'

Đó sẽ là tên gọi mới của ngôi làng mà 3 tháng trước từng là tâm điểm tang thương trong trận lũ quét lịch sử xảy ra tại Làng Nủ (huyện Bảo Yên, Lào Cai).