| Hotline: 0983.970.780

Dùng thiết bị bay bón phân hữu cơ trên đồng lúa

Chủ Nhật 17/03/2024 , 16:16 (GMT+7)

Mô hình sử dụng thiết bị bay gieo sạ, bón phân lần đầu tiên được sử dụng tại Quảng Bình.

Phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh được đưa vào bón bằng thiết bị bay tại mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Lệ Thuỷ. Ảnh: T. Đức.

Phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh được đưa vào bón bằng thiết bị bay tại mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Lệ Thuỷ. Ảnh: T. Đức.

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ vụ đông xuân năm nay của anh Nguyễn Khánh (xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) có diện tích trên 22ha. Đây là mô hình trồng lúa đầu tiên tại Quảng Bình đưa thiết bị bay không người lái vào gieo sạ, bón phân.

Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh được bón lần thứ 3 trên đồng lúa với mức 200kg/ha. Theo anh Khánh, với diện tích trên 22ha lúa, việc bón phân bằng thiết bị bay chỉ trong vòng 1 ngày là xong, tiết kiệm được nhiều nhân công so với sản xuất truyền thống.

Thiết bị bay bón phân trên đồng ruộng tại huyện Lệ Thủy. Ảnh: T. Đức.

Thiết bị bay bón phân trên đồng ruộng tại huyện Lệ Thủy. Ảnh: T. Đức.

Hiện cây lúa trên đồng xanh tốt, phát triển đẻ nhánh nhiều và bắt đầu vào thời kỳ chuẩn bị phun đòng. Trước đó, việc gieo sạ bằng thiết bị bay giúp ruộng lúa có mật độ phù hợp, giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe hơn gieo truyền thống.

Từ mô hình ban đầu này, huyện Lệ Thủy đang có kế hoạch mở rộng thêm nhiều mô hình điểm, tăng diện tích gieo sạ, bón phân bằng thiết bị bay trong những vụ mùa sau.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.