| Hotline: 0983.970.780

Ebola vô phương cứu chữa

Thứ Hai 11/08/2014 , 14:06 (GMT+7)

Trên thế giới hiện nay, HIV/AIDS được xem là đại dịch nhưng Ebola còn nguy hiểm hơn nhiều./ Bệnh nhân Ebola bị vứt xác ngoài đường vì người thân sợ lây nhiễm

Trên thế giới hiện nay, HIV/AIDS được xem là đại dịch nhưng Ebola còn nguy hiểm hơn nhiều. Người nhiễm HIV/AIDS có thể sống thêm nhiều năm và chiến đấu với nó bằng thuốc còn với Ebola, đa số người nhiễm chỉ có vài ngày trước khi chết, không thể cứu chữa.

Ebola là gì?

Bên cạnh khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng, Ebola còn đáng sợ ở chỗ hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh và phác đồ điều trị cụ thể, cho dù đã có những báo cáo về thử nghiệm thuốc chống Ebola nhưng chưa thể triển khai trên diện rộng.

Virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola, được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1970. Nó được đặt tên theo dòng sông Ebola ở Cộng hòa Congo, nơi xuất hiện dịch lần đầu tiên vào năm 1976.

Hiện nay, dịch bệnh này đang đe họa một số quốc gia Tây Phi như Liberia, Guinea và Sierra Leone. Đây là sự bùng nổ lớn nhất trong lịch sử của Ebola.

Với tỷ lệ tử vong lên đến 90%, Ebola được tổ chức Bác sĩ không biên giới - MSF mô tả là "một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất thế giới".

Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO, những bệnh nhân nhiễm virus nhanh chóng có các biểu hiện giống cúm như sốt, suy nhược cơ thể, đau cơ, nhức đầu và đau rát cổ họng. Tiếp theo, virus sẽ khiến họ bị nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng nội tạng như gan, thận và cuối cùng là xuất huyết nội và ngoại đồng thời.

MSF nói các triệu chứng của sốt xuất huyết Ebola không xuất hiện rõ rệt ngay từ ban đầu, dẫn đến khó chuẩn đoán. Các dấu hiệu rõ ràng của Ebola có thể xuất hiện trong khoảng từ 2 - 21 ngày sau khi nhiễm virus tùy vào thể trạng từng bệnh nhân.

bi-1-nh-2160101433
Các tình nguyện viên mai táng người nhiễm Ebola theo đúng quy trình cách ly để không lây lan virus tại Kailahun, Sierra Leone

Các ổ dịch Ebola tại Tây Phi hiện nay được cho là khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay và WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu trước diễn biến phức tạp của căn bệnh này.

Tính đến ngày 8/8, theo thống kê của Liên Hợp Quốc đã có 961 người thiệt mạng do nhiễm virus Ebola từ tháng 2/2014, xảy ra ở các quốc gia Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria.

Các chủng virus Ebola đang hoành hành tại Tây Phi hiện nay là Zaire, loại nguy hiểm của virus này.

Va chạm ngoài da cũng dính bệnh

Giáo sư dịch tễ học và khoa học sức khỏe cộng đồng Tanimola Akande tại Đại học Ilorin, bang Kwara (Nigeria) miêu tả virus Ebola là thách thức lớn nhất đối với sức khỏe của khu vực Tây Phi hiện nay.

Ông nói cơ chế lan truyền bệnh là lý do chính khiến Ebola thành loại virus nguy hiểm nhất.

"Cả HIV và Ebola đều chưa có cách chữa nhưng Ebola nguy hiểm hơn ở khả năng dễ lây nhiễm của nó. Virus nằm trong tất cả các dịch cơ thể của người nhiễm bệnh và lây lan thông qua nước bọt, máu, mồ hôi, tinh trùng, chất thải, các mô cơ thể", Akande nói.

Ở thời điểm mới phát hiện, Ebola là loại virus lây từ động vật sang người, những bệnh nhân đầu tiên có tiếp xúc thân mật với tinh tinh, dơi ăn quả và linh dương. Khi phát triển trên người, chúng có khả năng lây lan nhanh chóng và nguy hiểm hơn.

Theo hãng tin BBC, Ebola có thể lây từ người qua tiếp xúc trực tiếp như chạm vào máu, dịch của người bệnh hoặc thậm chí chỉ là va chạm ngoài da. Bên cạnh đó virus này còn có khả năng lây lan gián tiếp qua không khí, nước bọt, ngay cả tại đám tang người chết vì Ebola cũng là nguồn lây bệnh cho người khỏe mạnh nếu người đưa tang không may chạm vào thi thể.

Ngay cả những người đã được cứu chữa vẫn có thể lây bệnh cho người khác khi tiếp xúc với máu và dịch của họ, có những trường hợp 7 tuần sau khi phục hồi vẫn lây nhiễm Ebola cho người lành, BBC cho biết.

Những người bệnh hiện nay, nếu được phát hiện sớm phải được cách ly, điều trị chuyên sâu, kiểm soát các khu vực bị viêm nhiễm, truyền nước liên tục để chống lại tình trạng mất nước.

Hiểm họa từ phong tục

Như đã nói ở trên, khả năng lây lan của virus Ebola là rất nhanh chóng và dễ dàng, thế nhưng các tổ chức y tế đang phải đối mặt với một vấn đề lớn, đó là phong tục của nhiều nước châu Phi trong quá trình an táng, đòi hỏi người thân phải chạm vào người quá cố trước khi an táng.

Tại Liberia và Sierra Leone, ôm là một phong tục tôn giáo không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị an táng người chết, trong đó có tắm rửa, ôm và hôn xác chết. Thậm chí, với những người có địa vị cao trong xã hội họ còn phải tết tóc với nữ và cạo đầu với nam trước khi đem đi mai táng.

Đương nhiên, nếu người chết là nạn nhân của Ebola thì cơ thể của họ như là một ổ dịch kèm theo các hiện tượng xuất huyết trước khi chết, những người làm nhiệm vụ mai táng sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh.

Mặc dù, MSF đã tìm mọi cách để người dân các nước đang có dịch hiểu được sự nguy hiểm của việc tiếp xúc với xác chết nhưng dường như đối mặt với phong tục tôn giáo lâu đời, đây không phải là thông điệp dễ truyền tải.

Theo BBC, từ những năm 1970, dịch Ebola đã từng gõ cửa châu Phi, tuy nhiên các địa điểm xảy ra khi đó là Uganda và Congo, những nơi mà thông điệp hạn chế tiếp xúc với thi thể đã được tuyên truyền trong nhiều năm và đi vào ý thức tập thể.

Trong khi đó, ở khu vực Tây Phi - nơi đang bị Ebola hoành hành - vẫn chưa đủ thời gian để thay đổi các tập tục văn hóa cần thiết để giảm thiểu khả năng lây nhiễm của loại virus này.

Bên cạnh đó, yếu tố xã hội và chính trị cũng góp phần vào thảm họa Ebola hiện tại. Đây là lần đầu dịch Ebola lớn bùng phát ở Tây Phi, nơi mà nhiều nhân viên y tế chưa từng có kinh nghiệm hay được đào tạo cách bảo vệ mình hay chăm sóc bệnh nhân.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm