| Hotline: 0983.970.780

EVN nói gì về cột điện 'không lõi thép' gãy hàng loạt do mưa bão?

Thứ Sáu 12/08/2016 , 10:04 (GMT+7)

Cơn bão số 1 (tên quốc tế Mirinae) đã đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ gây thiệt hại lớn cho các công trình lưới điện và gây mất điện phạm vi lớn. Đặc biệt hàng loạt cột điện tại nhiều tỉnh đã bị gãy đổ.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo về cơn bão số 1. Theo đó, bão số 1 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh, TP miền Bắc, đặc biệt là Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình và Hà Nội. Theo đánh giá sơ bộ, thiệt hại từ bão số 1 gây ra đối với hệ thống lưới điện hơn 384 tỉ đồng. Trong đó, hơn 2.000 cột cao áp và 7.963 cột hạ áp bị gãy, đổ,…

Sau các sự cố hệ thống điện nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng chất lượng cột điện có vấn đề, nhiều cột điện bị gãy chỉ có sỏi và xi măng, lõi cột không có thép. Tuy nhiên, EVN cho biết qua kiểm tra toàn bộ các tuyến đường dây có cột điện bị gãy, đổ cho thấy:

Đối với các đường dây đã được xây dựng từ lâu hoặc được bàn giao tiếp nhận từ các địa phương đều được sử dụng cột bê tông cốt thép thường có các lõi thép phi lớn (phi 14) nên dễ nhìn được phần lõi thép.


Cơn bão số 1 đã khiến hàng ngàn cột điện bị gãy, đổ. Ảnh: TP


Đối với cột điện bị gãy không có lõi thép (cột điện của đường dây 22kV Lý Nhân - Hòa Hậu thuộc tỉnh Hà Nam); đây là loại cột bê tông được sản xuất theo công nghệ dự ứng lực (bê tông ly tâm ứng suất trước) do Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn thi công theo tiêu chuẩn TCCS01-2014 (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đóng dấu xác nhận). Trên thế giới, việc sản xuất các sản phẩm như trụ điện bằng công nghệ dự ứng lực đã có từ lâu.

Đặc điểm của loại cột bê tông này là sử dụng lõi thép cường độ cao (phi 7-10) nên số lượng thép sử dụng ít hơn các loại cột thông thường; cụ thể gồm 930 kg bê tông và thép chỉ có 53 kg.

Theo EVN, việc sử dụng các cột điện bê tông trên phù hợp với định hướng phát triển hệ thống điện Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển lưới điện khu vực; đảm bảo thuận lợi trong thi công và quản lý vận hành.

Loại cột điện theo công nghệ dự ứng lực sẽ không bị biến dạng, bị nứt trong quá trình vận chuyển, lắp dựng, chịu được tải trọng cao, không nứt, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cốt thép, phù hợp với các vùng ven biển, nước mặn.

 

(plo.vn)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất