| Hotline: 0983.970.780

Gà đồi Yên Thế

Thứ Năm 25/10/2007 , 07:45 (GMT+7)

Giống gà địa phương nuôi theo cách thả đồi, cho ăn ngô, ngủ trên cành vải khiến thịt săn chắc và có vị ngọt đặc trưng hiếm nơi nào có. Đó là gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).

Ấn tượng ở xã vùng cao

Dù được giới thiệu trước nhưng chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về sự phát triển đàn gia cầm với quy mô lớn, tốc độ nhanh ở xã vùng cao Canh Nậu. Những mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi gà bán công nghiệp với quy mô hàng nghìn con không những nằm xen ghép giữa các vườn vải thiều mà còn “leo” lên những triền đồi trồng cây ăn quả,

Đàn gà ở Yên Thế đang được người dân địa phương chú trọng phát triển mạnh nhưng bên cạnh lợi kinh tế mang lại vẫn còn những khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững. Cũng do nhu cầu chăn nuôi lớn nên nguồn giống sản xuất tại chỗ khan hiếm, nhiều hộ phải mua giống bên ngoài để sản xuất nhưng chất lượng con giống cũng như dịch bệnh chưa được kiểm soát chặt chẽ. 

cây lâm nghiệp. Chưa bao giờ chuyện nuôi gà dưới tán vải thiều cho thu bạc triệu lại được bà con quan tâm và luôn là chủ đề “nóng”. Bà Phan Thị Thập, bản Thia, chủ đàn gà có quy mô gần 3 nghìn con được nuôi dưới tán vải thiều trên triền đồi cách nhà chừng hơn một cây số. Trước đây gia đình bà nuôi gà theo cách tận dụng nguồn thức ăn quanh nhà mà không tính đến thu nhập.

Từ năm 2005, thấy gà đồi dễ tiêu thụ, hiệu quả cao nên bà dựng lán dưới tán vải nuôi gà với số lượng lớn. Gà ăn ngô, leo đồi, ngủ cành vải nên nhanh lớn, dễ bán, mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng. Bà Thập phấn khởi khoe: “Nuôi gà ra bạc triệu, ham lắm! Chỉ cần nuôi một nghìn con trong bốn tháng cũng cho lãi gần ba chục triệu đồng, hơn trồng vải, cấy lúa. Khách hàng tìm đến tận trại mua gà, không lo ế”. Hai năm qua, mô hình nuôi gà dưới tán vải thiều mang lại hiệu quả cao đã phát triển thành phong trào ở khắp các bản, làng vùng cao Canh Nậu. Đến nay toàn xã có hàng trăm hộ nuôi quy mô hơn 1 nghìn con/hộ, 20 gia đình nuôi trên 3 nghìn con/hộ. Nhiều bản có trên 90% số hộ chăn nuôi gà quy mô lớn như bản Thia, Dốc Đơ.

Mấy năm gần đây, diện mạo xã vùng cao Canh Nậu có sự đổi thay nhanh chóng nhờ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước qua các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và sự năng động vươn lên của người dân nơi đây. Hằng ngày, những chuyến ô tô, xe máy chở thức ăn chăn nuôi, giống, gà thương phẩm dập dìu vào, ra khiến vùng quê vốn yên tĩnh này trơ nên sôi động. Mỗi ngày, người dân Canh Nậu “xuất” ra tỉnh ngoài khoảng 5 tấn gà thương phẩm. Tôi còn nhớ câu nói của Chủ tịch UBND xã Chu Văn Phặt trong bữa cơm chiều toàn các món ăn được chế biến từ gà đồi địa phương trước lúc chia tay: “Bây giờ nguồn thu nhập chính của người Canh Nậu là từ gà và nuôi gà đang là cách để bà con xoá đói nghèo”. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm riêng của Canh Nậu mà nuôi gà thả vườn, đồi theo phương pháp bán công nghiệp đã trở thành phong trào rộng khắp huyện Yên Thế…

Xây dựng thương hiệu gà đồi Yên Thế

Sở dĩ phong trào nuôi gà thả vườn ở Yên Thế phát triển mạnh là do huyện đánh giá đúng lợi thế, tiềm năng vườn, đồi rộng lớn có thể tận dụng nuôi gà xen ghép, có giống gà địa phương chất lượng cao và nguồn lao động dồi dào để hoạch định chương trình, xây dựng đề án phát triển đàn gà. Trong các chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, chăn nuôi gà luôn được quan tâm và ưu tiên đầu tư hàng đầu. Nhờ ưu thế về chất lượng gà thịt nên UBND huyện xác định tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp trong quy trình chăn nuôi, giữ vững chất lượng và quảng bá hình ảnh để từng bước xây dựng thành công thương hiệu gà đồi Yên Thế. Trò chuyện với chúng tôi, ông Lưu Xuân Vượng, Phó Chủ tịch UBND huyện, người tâm huyết với việc phát triển đàn gà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện khoe: “Giống gà địa phương nuôi trên triền đồi, cho ăn ngô hạt nên thịt săn chắc, có vị ngọt đậm đà và mùi thơm đặc trưng hiếm nơi nào có. Hiện nay, sản phẩm gà thịt của huyện đã có mặt tại các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh...  

Thậm chí nhiều nhà hàng, khách sạn còn giới thiệu các món ăn được chế biến từ gà đồi Yên Thế”. Để xây dựng thành công thương hiệu gà đồi Yên Thế, từ năm 2005, các cơ quan chuyên môn của huyện đã tập trung nhiều biện pháp như bảo tồn và sản xuất giống gà địa phương, tăng cường phòng, chống dịch, đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật nuôi gà an toàn và tạo điều kiện cho người dân vay vốn để chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp. Mỗi năm, dù nguồn ngân sách còn eo hẹp nhưng huyện đã dành hàng trăm triệu đồng để hỗ trợ nông dân phòng dịch cúm, sản xuất giống và quảng bá sản phẩm. Hai năm qua, số lượng đàn gà của huyện tăng hơn 5 lần và hiện đạt trên 2,7 triệu con.

Khắp các xã, thị trấn trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi gà thả vườn cho thu nhập cao, hơn 100 hộ nuôi với quy mô hơn 3 nghìn con, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT thì hiện nay Yên Thế là địa phương có số lượng gia cầm lớn nhất so các huyện trong cả nước, tương đương với đàn gia cầm của một số tỉnh có truyền thống chăn nuôi. Hiện tại với giá bán gần 40 triệu đồng/tấn gà đồi thương phẩm, người chăn nuôi ở Yên Thế có thu nhập khoảng 25 tỷ đồng/năm. Con số này có ý nghĩa thật lớn đối với huyện thuần nông trong công tác xoá đói, giảm nghèo.         

Thế Dũng - Minh Ngọc

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.