| Hotline: 0983.970.780

Gạo Jasmine tốt cho sức khỏe ra sao, nên dùng loại nào?

Chủ Nhật 22/08/2021 , 10:43 (GMT+7)

Gạo Jasmine đặc biệt phổ biến ở Thái Lan và các quốc gia châu Á, nơi mọi người thường sử dụng nó ở dạng tinh chế và nấu thành cơm cho hạt mềm, dẻo, thơm.

Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều loại gạo có hàm lượng carbohydrate cao này, nhất là khi nó đã được xay xát trắng tinh, người tiêu dùng dễ mắc những rủi ro liên quan đến tình trạng sức khỏe, bao gồm béo phì, tiểu đường và tim mạch...

Các giống lúa Jasmine hiện chiếm tới 70% diện tích lúa ở Thái Lan và được trồng nhiều tại khu vực Đông Nam Á. Ảnh: The Nation

Các giống lúa Jasmine hiện chiếm tới 70% diện tích lúa ở Thái Lan và được trồng nhiều tại khu vực Đông Nam Á. Ảnh: The Nation

Carbohydrate (carbs) là một yếu tố dinh dưỡng đa lượng, là thành phần cơ bản trong thức ăn của con người. Carbs cùng với protein, lipid, vitamin và khoáng chất giúp con người duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là hãy lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Lý do là gạo nguyên hạt có nhiều chất dinh dưỡng có lợi hơn gạo trắng như acid béo, ma nhê, các vitamin nhóm B, folate và kẽm, giúp cơ thể dễ cân bằng năng lượng hơn và ngoài ra nó giúp “ấm bụng lâu hơn”.

 Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về loại gạo Jamine hay còn gọi lài thơm; hương lài hiện đã nổi tiếng khắp thế giới và hồ sơ dinh dưỡng của nó. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng chia sẻ những lợi ích sức khỏe và rủi ro của việc tiêu thụ gạo Jamine, đồng thời khuyến cáo những loại gạo nào nên đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Gạo Jamine là gì?

Gạo Jasmine là một loại gạo thơm có nguồn gốc từ Thái Lan do một nông dân ở huyện Lam Pradoo, tỉnh Chonburi phát hiện vào năm 1945. Người dân nước này thường gọi nó với cái tên chính thức là gạo Hom Mali Thái Lan, ngoài ra còn gọi nó với nhiều tên khác nhau như 'Khao Hom', 'Hom Mali' và 'Khao Mali'...

Đến nay ngành nghiên cứu lúa gạo địa phương đã lai tạo, phát triển ra nhiều giống lúa Jasmine vượt trội, chứng minh được những ưu điểm thích nghi cao so với những giống lúa được tưới cải tiến trong điều kiện đất đai ít màu mỡ, thiếu nước tưới.

Chính tổ hợp gen aldehyde amin thơm tạo cho gạo hương lài có hương vị và mùi thơm đặc trưng, khi nấu chín cho ra kết cấu hạt cơm mềm, mịn nên gạo Jasmine rất được người dân các nước chấu Á ưa chuộng sử dụng để chế biến thành nhiều món khác nhau như cháo hoặc bánh...

Hồ sơ dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của gạo Jasmine cũng giống như các loại gạo trắng thông thường, với hàm lượng calo, chất dinh dưỡng đa lượng và canxi tương đương.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên mỗi khẩu phần 150 gram gạo Jasmine. Nguồn: Medicalnewstoday

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên mỗi khẩu phần 150 gram gạo Jasmine. Nguồn: Medicalnewstoday

Theo trang NutrientsTrusted Source, trung bình một khẩu phần 150 gram gạo Jasmine trắng đã nấu thành cơm thường bao gồm đủ các thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng nó dưới dạng ngũ cốc nguyên hạt (chưa bị xay xát, đánh bóng) thì chúng thường giữ lại được các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như magiê, selen và B vitamin.

Gạo Jasmine là một loại thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao, vì vậy các nguy cơ và lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ nó cũng giống như các loại carbohydrate khác. Nếu chúng ta ăn quá nhiều loại thực phẩm này và ít vận động thể chất thì rất dễ bị tăng cân cũng như nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Nên dùng loại nào?

Những lợi ích sức khỏe của gạo lài thơm phụ thuộc vào việc nó là dạng đã qua chế biến hay còn nguyên hạt. Khi hạt gạo đã được xay xát, đánh bóng, các nhà chế biến đã loại bỏ mầm và cám ra khỏi hạt, biến nó thành một loại ngũ cốc tinh chế.

Nghiên cứu mới cho thấy, biến đổi môi trường của các khu vực canh tác lúa Jasmine có ảnh hưởng đến nitơ, lipid, tinh bột, chất xơ và hàm lượng amylose trong hạt gạo. Ảnh: Aseaneconomist

Nghiên cứu mới cho thấy, biến đổi môi trường của các khu vực canh tác lúa Jasmine có ảnh hưởng đến nitơ, lipid, tinh bột, chất xơ và hàm lượng amylose trong hạt gạo. Ảnh: Aseaneconomist

Ngược lại, loại gạo còn nguyên hạt chứa những phần có lợi, giúp bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống và có thể làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo rằng, gạo trắng thường có chỉ số đường huyết cao, có thể gây đột biến glucose trong máu. Ngoài ra, ADA chỉ ra rằng dân số ăn nhiều ngũ cốc tinh chế hơn, chẳng hạn như gạo trắng, thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Ngược lại, nếu tiêu thụ gạo lứt nguyên hạt có chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), gạo lứt có nhiều protein và chất xơ hơn so với gạo trắng, nhưng nó lại không chứa canxi như gạo trắng. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như anthocyanins, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do cũng cao hơn.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, bệnh đường hô hấp và các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, FDA khuyến cáo rằng việc vo gạo trước khi nấu chín cũng làm giảm hàm lượng vitamin B và chất sắt trong gạo. Vì vậy, tốt nhất khi chọn gạo nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt để giảm nguy cơ xấu đến sức khỏe.

(Medicalnewstoday)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm