| Hotline: 0983.970.780

Gaza 'tắm máu' trong ngày Mỹ mở đại sứ quán

Thứ Tư 16/05/2018 , 11:05 (GMT+7)

Ngày 15/5, Palestine đã thông báo 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ những người thiệt mạng trong cuộc bạo động ở dải Gaza, do phản đối việc Mỹ mở đại sứ quán ở thành phố Jerusalem.

Nơi ăn mừng, nơi đổ máu

AFP cho biết ít nhất 59 người thiệt mạng chưa kể 2.700 người khác bị thương khi trúng đạn thật, hơi ga từ lực lượng an ninh Israel. Trong số trên gồm 1 em bé dính khí ga, 8 thiếu niên khác dưới 16 tuổi.

Bạo lực bùng phát ở dải Gaza trong ngày Mỹ khai trương đại sứ quán ở Jerusalem

Bạo lực bùng phát khi hàng chục nghìn người Palestine tập trung ở biên giới dải Gaza để phản đối việc Mỹ chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv về thành phố Jerusalem hôm 14/5, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận đây là thủ đô của Israel. Ông Trump vắng mặt tại buổi lễ này, nhưng cử con gái và cũng là Cố vấn Nhà Trắng, Ivanka Trump cùng chồng Jared Kushner tham dự.

Cần nhắc lại một chút, người Palestine luôn coi Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai. Trong khi đó, Israel coi toàn bộ Jerusalem, gồm phần phía đông được nước này chiếm đóng từ sau cuộc chiến Trung Đông 1967 là “thủ đô không thể chia cắt”. Việc sáp nhập Jerusalem của Israel chưa từng được quốc tế công nhận. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chung quan điểm, việc phân chia Jerusalem, nơi có cả cộng đồng người Hồi giáo, Do thái và Thiên chúa giáo phải thông qua đàm phán hoà bình.

Các nước, gồm Mỹ, vì vậy đều đặt sứ quán tại Tel Aviv. Theo 1 đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1995, Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem phải chuyển tới Jerusalem. Tuy nhiên cứ 6 tháng 1 lần, các đời Tổng thống Mỹ từ đó tới nay đều ký một sắc lệnh để trì hoãn. Đến tháng 12/2017, Tổng thống Donald Trump đã quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, dẫn tới quyết định dời Đại sứ quán tới nơi này. Kết cục của nó chính là cảnh máu đổ của người Palestine mới đây. Quân đội Israel ước tính đã có khoảng 40.000 người Palestine tham gia biểu tình ở dải Gaza.
 

Thế giới lên án

Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng loạt lên án quyết định của Mỹ. TTK Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với tình trạng bạo lực xảy ra ở hàng rào ngăn cách giữa Gaza và Israel. Ông Guterres kêu gọi an ninh Israel kiềm chế việc bắn đạn thật, cũng như tổ chức Hamas và chỉ huy các nhóm biểu tình phải ngăn chặn hành vi bạo lực. Theo ông Guterres, lựa chọn thích hợp nhất là mô hình 2 nhà nước, giúp người Israel và Palestine chung sống hoà bình bên cạnh nhau với một thủ đô riêng ở Jerusalem. Đây là phương án được khởi động từ năm 2014 nhưng chưa thành công.

Cố vấn Nhà Trắng Ivanka Trump giới thiệu Đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem (trái) và cảnh bạo lực ở dải Gaza (phải)

Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo phản đối quyết định dời đại sứ quán tới Jerusalem của Mỹ, đồng thời chỉ trích đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Saudi Arabia lên án hành động vũ trang của Israel, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đây là hành động “thảm sát”. Ankara đã triệu hồi các đại sứ ở Tel Aviv và Washington về nước.

Theo AFP, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hôm qua đã thông báo quốc tang 3 ngày để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng. Palestine cũng kêu gọi cồng động quốc tế hành động ngay để ngăn chặn “cuộc thảm sát kinh hoàng do lực lượng chiếm đóng Israel gây ra với những người dân anh hùng của chúng tôi”.

Thủ tướng Benjamin Netanyahy tuyên bố, Israel chỉ thực hiện hành động tự vệ, đồng thời cáo buộc tổ chức vũ trang Hamas phải chịu trách nhiệm cho tình trạng bạo lực ở dải Gaza. Đây cũng là quan điểm của Nhà Trắng về vụ việc. Theo AFP, Mỹ đã phủ quyết một tuyên bố của Hội đồng Bảo an, có thể dẫn tới một cuộc điều tra độc lập những gì xảy ra ở dải Gaza.

Theo thống kê, đã có ít nhất 130 người Palestine thiệt mạng kể từ ngày 30/3 tới nay, hầu hết do đạn của lính bắn tỉa Israel. Hôm qua, Mỹ đã tăng cường an ninh tại các đại sứ quán ở Trung Đông.

(Theo AFP, Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm