| Hotline: 0983.970.780

Giá khoai lang Nhật thấp kỷ lục

Thứ Ba 18/05/2021 , 06:52 (GMT+7)

Hiện giá khoai lang tím Nhật (loại xuất khẩu) xuống còn 80.000 đồng/tạ, thấp nhất trong những năm qua, khiến nông dân trồng khoai gần như làm không công.

Giá khoai lang thấp kỷ lục, nông dân gần như 'cụt vốn'. Ảnh: Minh Đảm.

Giá khoai lang thấp kỷ lục, nông dân gần như "cụt vốn". Ảnh: Minh Đảm.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại trong thời gian gần đây và thị trường Trung Quốc đang vào vụ thu hoạch khoai nên xuất khẩu khoai lang ở Vĩnh Long gặp khó khăn, dẫn đến giá cả loại cây trồng này giảm sâu.

Theo Sở NNN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, giá khoai lang xuất khẩu giảm liên tục trong 3 tuần qua, giảm mạnh nhất là khoai tím Nhật. Giá khoai lang tím Nhật (loại I) tuột xuống còn 80.000 đồng/tạ (60kg), giảm 120.000 đồng/tạ so với tuần trước và giảm khoảng 150.000 đồng/tạ so với với hồi cuối tháng 4/2021. Nông dân còn cho biết thêm: Khoai già khoảng 5 tháng, có giá bán chỉ 50.000 đồng/tạ. Các lại khoai xuất khẩu qua Campuchia hiện nay không bán được. Bán khoai cho cá ăn giá 5.000 đồng/tạ cũng tiêu thụ không hết.

Các loại khác, như khoai trắng sữa còn 280.000 đồng/tạ, khoai trắng giấy còn 230.000 đồng/tạ và khoai lang bí đường xanh là 330.000 đồng/tạ, giảm 20.000 đồng/tạ so tuần trước và giảm từ 150.000 - 180.000 đồng/tạ so với hồi cuối tháng 4.

Một rẫy khoai 4 tháng tuổi, tới lứa thu hoạch nhưng vẫn chưa có thương lái đến mua. Ảnh: Minh Đảm.

Một rẫy khoai 4 tháng tuổi, tới lứa thu hoạch nhưng vẫn chưa có thương lái đến mua. Ảnh: Minh Đảm.

Anh Lê Minh Phú đang có 12 công khoai lang tím Nhật 4 tháng tuổi chia sẻ, khoai đã tới lứa thu hoạch nhưng thương lái không đi mua nên anh đành bỏ xó. Giá khoai năm nay thấp kỷ lục.

“Giá khoai này so với mọi năm phải nói là dữ lắm thậm tệ! Mấy năm về trước, khoảng năm 2012, thị trường có xuống giá 180.000 - 200.000 đồng/tạ nhưng thương lái đi mua rất nhiều. Bây giờ giá nó rẻ nhưng không có thương lái đi mua. Hồi đó, mười người đi mua giờ còn hai người nhưng mà mua số lượng rất hạn chế, phải thu hoạch nhiều lần mới dứt điểm”, anh Phú cho biết.

Còn ông Đỗ Ngọc Anh (59 tuổi, ở ấp Thành Hiếu, xa Thành Trung, huyện Bình Tân) đang có 4 công khoai được 2 tháng tuổi, hồi hộp nói: “Không biết thời gian tới giá khoai như thế nào chứ giá khoai giảm như thế này đã kéo dài hai tháng nay rồi. Với giá này, người trồng khoai lỗ không ít. Mỗi công khoai đầu tư hết 20 triệu đồng, mà giá này thu về có 4 - 5 triệu đồng/công. Cháu tui mới dỡ hai bữa, bán có 80.000 đồng/tạ. Giá khoai này, người lỗ ít cũng 7 - 8 triệu, người lỗ nhiều gần như đứt vốn. Nói chung, tiền lời 4 - 5 vụ mấy bù nổi lỗ này. Ai có khoai ở thời điểm này thiếu nợ hết".

Nông dân trồng khoai ở Bình Tân lo lắng khi giá khoai giảm sâu kéo dài. Ảnh: Minh Đảm.

Nông dân trồng khoai ở Bình Tân lo lắng khi giá khoai giảm sâu kéo dài. Ảnh: Minh Đảm.

Vụ đông xuân 2020 - 2021, nông dân Vĩnh Long xuống giống 3.670ha, tập trung hầu hết ở huyện Bình Tân. Hiện đang vào đợt thu hoạch rộ, do giá cả xuống thấp nên có nhiều diện tích không được thu hoạch, còn neo lại trên đồng. Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cho hay:

“Ngoài thị trường Trung Quốc, khoai lang tím Nhật ở Vĩnh Long còn được xuất khẩu sang Campuchia và Thái Lan. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra phức tạp trong thời gian này đã làm ảnh hưởng đến 2 thị trường xuất khẩu này. Hiện khoai lang tím Nhật chủ yếu tiêu thụ trong nước, nếu khoai đẹp (loại 1) thì còn bán được, loại khác thì bán hàng chế biến (tinh bột). Mặt khác, do ở Trung Quốc đang vào mùa thu hoạch khoai lang nên xuất khẩu khoai lang sang thị trường này bị dội chợ, làm giá khoai lao dốc”.

Huyện Bình Tân có diện tích canh tác cây khoai lang hàng năm đạt khoảng 14.000ha. Những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, giá cả khoai lang càng thêm không ổn định khiến nhiều nông dân trồng khoai lang chán nản. Hiện nay, nông dân Bình Tân đã trồng mới nhiều diện tích mít Thái, mít ruột đỏ,… trên đất khoai. Dẫn đến phong trào mới, mít xuống ruộng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm