| Hotline: 0983.970.780

Giá phân bón lập đỉnh mới làm dấy lên lo ngại về nạn đói toàn cầu

Thứ Tư 23/03/2022 , 09:57 (GMT+7)

Giá phân bón thế giới vừa chính thức thiết lập kỷ lục mới, làm dấy lên những lo ngại về mức độ mất an ninh lương thực tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.

Chỉ số giá phân bón Bắc Mỹ của Green Markets, giá phân bón thế giới hồi tuần trước đã cao hơn gần 10% so với tuần trước đó và là mức giá cao nhất mọi thời đại được ghi nhận. Nguồn: Bloomberg

Chỉ số giá phân bón Bắc Mỹ của Green Markets, giá phân bón thế giới hồi tuần trước đã cao hơn gần 10% so với tuần trước đó và là mức giá cao nhất mọi thời đại được ghi nhận. Nguồn: Bloomberg

Điều này được cho là bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga- Ukraine hôm 24/2 đã khiến cho thị trường phân bón thế giới chao đảo, và đến nay đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại. Nông dân trên toàn thế giới đang cảm thấy sức nặng từ các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới, gây ra lo ngại về tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.

Theo Chỉ số giá phân bón Bắc Mỹ của Green Markets, giá phân bón thế giới hồi tuần trước đã cao hơn gần 10% so với tuần trước đó và là mức giá cao nhất mọi thời đại được ghi nhận. Tính chung giá phân bón hiện đã cao hơn 40% so với cách nay một tháng, tức trước khi Nga tấn công Ukraine.

Giá phân bón tăng cao cho thấy mức độ phụ thuộc của nhiều nền nông nghiệp trên thế giới vào nguồn xuất khẩu của Nga. Theo các chuyên gia, nhiều quốc gia đã từng bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh lương thực hiện đang đối diện nguy cơ tiếp tục bị tắc nghẽn sản xuất và khủng hoảng thiếu lương thực vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian tới.

Nguyên nhân là do cả Nga và Ukraine đều đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và các phản ứng chính trị ở Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tính đến năm 2019, Nga là nhà xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới, khi khối lượng xuất khẩu phân bón của nước này đạt gần 9 tỷ USD.

Ngoài ra quốc gia láng giềng Belarus hiện cũng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, trong khi nước này cũng là nhà xuất khẩu chính của một số hợp chất bón phân quan trọng, bao gồm urê và kali. Chính việc cắt giảm xuất khẩu các sản phẩm này đã khiến giá phân bón tăng cao cùng với khí đốt tự nhiên, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất phân bón dựa trên nitơ.

Đến nay hầu hết các công ty vận tải biển quốc tế đều đã tạm dừng hoạt động ở Nga, càng khiến cho thương mại toàn cầu lâm vào bế tắc. Trong khi đó vào đầu tháng 3, các quan chức Nga đã yêu cầu các nhà sản xuất phân bón trong nước giảm xuất khẩu để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Chi phí phân bón và các mặt hàng nông nghiệp quan trọng khác như lúa mì được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tăng cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Giá cao có thể dẫn đến tắc nghẽn nghiêm trọng, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và làm trầm trọng thêm điều mà các nhà kinh tế đã coi là cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới.

Báo cáo tác động kinh tế của liên danh AFPC Texas A&M Univ cho thấy, phân bón là chi phí chính đối với các nhà sản xuất ngô với lượng nitơ chiếm hơn 50% giá thành. Ngô có chi phí phân bón cao nhất với 117 USD cho mỗi mẫu Anh (0,4ha), tiếp theo là lúa, đậu phộng và bông. Đồ họa: Lindsey Pound

Báo cáo tác động kinh tế của liên danh AFPC Texas A&M Univ cho thấy, phân bón là chi phí chính đối với các nhà sản xuất ngô với lượng nitơ chiếm hơn 50% giá thành. Ngô có chi phí phân bón cao nhất với 117 USD cho mỗi mẫu Anh (0,4ha), tiếp theo là lúa, đậu phộng và bông. Đồ họa: Lindsey Pound

Trước khi Nga tấn công Ukraine, Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) đã cảnh báo rằng “tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng” đang gây ra cho hàng chục quốc gia trải dài khắp châu Mỹ Latinh, Trung Phi, Trung Đông và Trung Á do xung đột và các điều kiện môi trường thất thường do biến đổi khí hậu. Suy thoái kinh tế từ cuộc khủng hoảng Ukraine lần này dự báo có thể làm tăng thêm tình trạng bất an này.

Ông David M. Beasley, giám đốc điều hành FAO cho biết thêm rằng mức độ mất an ninh lương thực hiện nay là “chưa từng thấy kể từ sau Thế chiến II”. Ảnh hưởng của chuỗi thực phẩm bị mắc kẹt ở Ukraine và Nga, cả hai đều là những nền nông nghiệp quan trọng đối với cán cân toàn cầu, đã và đang được cảm nhận ở các quốc gia dễ bị tổn thương hơn.

Theo Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) của Liên Hợp quốc, khoảng 40% sản lượng lúa mì và ngô xuất khẩu của Ukraine được dành cho khu vực Trung Đông và châu Phi, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định trong khu vực.

“Tôi rất lo ngại rằng cuộc xung đột ở Ukraine, vốn đã là một thảm họa cho những người trực tiếp liên quan, cũng sẽ là một thảm kịch cho những người nghèo nhất thế giới đang sống ở các vùng nông thôn, những người không thể chấp nhận sự tăng giá của các loại lương thực và vật tư đầu vào nông nghiệp”, Gilbert F. Houngbo, Chủ tịch IFAD tuyên bố.

Ông Houngbo cho biết thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự tăng giá và điều này có thể gây ra sự leo thang đói nghèo với những tác động nghiêm trọng đến sự ổn định toàn cầu”.

Brazil, nhà nhập khẩu phân bón lớn nhất thế giới, đã dự kiến ​​năng suất cây trồng thấp trong năm nay do hạn hán tồi tệ đang diễn ra và hiện đang phải cố gắng tăng sản lượng sản xuất các sản phẩm phân bón trong nước để bù đắp khoảng cách do Nga để lại.

“Các nhà sản xuất lớn hơn có thể vượt qua cơn bão giá phân bón, nhưng các trang trại quy mô nhỏ và gia đình không có đủ khả năng sẽ có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự biến động thị trường của các sản phẩm chủ chốt này. Tôi e ngại rằng chúng ta sẽ gặp phải một cuộc khủng hoảng lương thực”, Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch tập đoàn phân bón khổng lồ Na Uy Yara International nói.

(Finance; NYT)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.