| Hotline: 0983.970.780

Giấc mơ đoàn tụ: 60 năm lưu lạc

Thứ Năm 08/10/2009 , 14:38 (GMT+7)

Trong suốt gần 60 năm bị chia cắt, những người dân Triều Tiên bị mất liên lạc mặc dù đã an phận nhưng vẫn luôn đau đáu từng ngày hướng về người thân nơi cố hương...

LTS: Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã lùi xa gần trọn 60 năm nhưng điều đáng tiếc là nó đã không có được một kết thúc có hậu bằng một hiệp định hòa bình như mong đợi mà chỉ thay bằng một thỏa thuận ngừng bắn.

Và điều tất yếu của bất kỳ một cuộc nội chiến nào là sự chia rẽ, ly tán giữa người dân từ đó đến nay. Nhân dịp hai miền đang có những hoạt động hợp tác tổ chức các cuộc đoàn tụ cho thân nhân các gia đình. NNVN xin trích đăng tư liệu tổng hợp từ nguồn báo chí nước ngoài liên quan đến vấn đề này với mong muốn cung cấp cho độc giả có thêm những thông tin mới cũng như hy vọng mới về những nỗ lực hàn gắn vết thương lòng của người dân trên bán đảo Đông á này.

Sáu mươi năm lưu lạc

Ngày 25/6/1950 được đánh dấu là ngày nổ ra cuộc nội chiến kéo dài ba năm, bằng việc lực lượng quân sự miền Bắc ồ ạt tấn công miền Nam nhằm tranh giành quyền kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên sau khi bị Hoa Kỳ và Liên Xô chia cắt trong Thế chiến II.

Vĩ độ 38 vốn được Xô - Mỹ thỏa thuận tạm thời tiếp tục trở thành giới tuyến và lực lượng bộ binh gồm khoảng 135.000 quân của miền Bắc với hàng trăm xe tăng, máy bay do Liên Xô chế tạo đã tràn sang lãnh thổ miền Nam. Một loạt các địa điểm trọng yếu ở miền Nam đã trở thành mục tiêu tấn công và đến trưa ngày 28/6 thì thủ đô Seoul đã nằm trong tay quân đội miền Bắc. Lúc này quân đội Nam Hàn dù được sự viện trợ của Mỹ nhưng so về độ tinh nhuệ và quân số thì chưa bằng phân nửa của Bắc Triều Tiên. Các sử gia cho biết, cuộc xung đột bất ngờ đến nỗi hàng ngàn người dân ở miền Bắc đã chạy loạn về miền Nam và tử thương vì đạn lạc tên rơi khá nhiều.

Cho đến nay con số thương vong trong cuộc chiến này vẫn còn là một ẩn số, nhưng theo ước đoán của các nhà nghiên cứu phương Tây là đã có hàng trăm ngàn người dân trên bán đảo này bị thiệt mạng. Gần đây, ủy ban hòa giải và tìm kiếm sự thật thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã tiếp nhận được các bản báo cáo của hơn 7.800 vụ xung đột dân sự ở 150 địa điểm rải rác khắp đất nước xảy ra trước và trong suốt cuộc chiến.

Chiến tranh Triều Tiên đã gây thiệt hại nặng nề cho cả hai miền. Mặc dù Nam Hàn trì trệ về kinh tế trong thập niên sau chiến tranh nhưng sau đó đã có bước phát triển kinh tế đáng kinh ngạc để trở thành nền kinh tế tăng trưởng và hùng mạnh hàng đầu châu á như hiện nay.

Ngược lại, nền kinh tế miền Bắc đã hồi phục nhanh sau chiến tranh và có thời điểm vượt qua miền Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế của Bắc Hàn từ từ chậm lại và sa sút và cho đến nay hàng năm vẫn phải nhận viện trợ lương thực để cứu đói cũng như các nhu yếu phẩm khác từ nhiều quốc gia.

Tài liệu này cũng cho biết, các lực lượng của cả hai phía thường xuyên bắt ép công dân, không kể nam nữ trong vùng hoạt động của họ tòng quân. Hàng ngàn người trong số đó không bao giờ trở về nhà nữa. Theo ước tính của giáo sư R.J. Rummel thuộc ĐH Hawaii (Mỹ) đã có khoảng 400.000 công dân Nam Hàn bị bắt quân dịch phục vụ trong quân đội Bắc Hàn. Trước khi quân đội Hoa Kỳ giải phóng Seoul vào tháng 9 năm 1950, theo chính phủ Hàn Quốc, ước tính có khoảng 83.000 công dân của phía bên này bị các lực lượng rút lui của Bắc Hàn mang đi và mất tông tích …

Trong dịp tổ chức cho công dân hai miền đoàn tụ gần đây nhất hồi cuối tháng 9, Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc - đơn vị đứng ra tổ chức lập danh sách cho thân nhân hai miền hội ngộ xác nhận, hiện vẫn còn hàng triệu gia đình có người thân bị ly tán kể từ năm 1945 cho đến khi ký thỏa thuận đình chiến. Họ không hề được phép thư từ, gọi điện thoại hoặc trao đổi thư điện tử cho nhau và tất nhiên cũng không được qua lại thăm hỏi vì chưa được sự chấp thuận của chính quyền hai phía. Và điều đáng buồn là thế hệ những người thân bị thất lạc nay đều đã bước sang tuổi …xưa nay hiếm, sức khỏe hầu như không cho phép di chuyển đường dài hay xúc động quá mức cũng có thể khiến họ khó qua khỏi trong ngày đoàn viên.

Ước tính rằng tổng sản phẩm quốc nội của CHDCND Triều Tiên là 40 tỉ USD, chỉ bằng 3,34% của Hàn Quốc là 1.196 tỉ đô la Mỹ. Thống kê thu nhập bình quân đầu người của miền Bắc vào năm ngoái là khoảng 1.800 USD /năm, chỉ bằng 7,35% của người dân miền Nam đã đạt xấp xỉ 28.000 USD vào cùng thời điểm năm 2008

Theo thống kê, kể từ năm 1988 đến nay đã có 127.400 công dân Hàn Quốc nộp đơn đến Hội Chữ Thập đỏ xin được gặp gỡ người thân lưu lạc ở bên kia giới tuyến. Nay - tức là sau 21 năm thì cũng ở bản danh sách đó đã có khoảng 40.000 người đã chết vì tuổi cao sức yếu. Hiện vẫn còn khoảng 800.000 người dân của cả hai miền đang khắc khoải chờ đợi với nỗi đau thất lạc thân nhân.

Trong suốt gần 60 năm bị chia cắt, những thân nhân bị mất liên lạc mặc dù đã an phận với cuộc sống thực tại ở hai đầu bán đảo nay xét về kinh tế đã có quá nhiều khoảng cách. Tuy nhiên dù có gia đình mới và sinh con đẻ cái sinh sống ổn định nhưng đa phần thế hệ những người bị thất lạc vẫn thường xuyên sống trong tâm thế bất an, luôn đau đáu từng ngày hướng về người thân nơi cố hương. Bất luận giàu nghèo bởi với họ đó là một nhu cầu tinh thần và nguồn tình cảm vô cùng thiêng liêng, không gì có thể đánh đổi.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt hơn 19 tỷ USD

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, do có sự chuẩn bị, dự báo chính xác nên 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 19 tỷ USD (tăng hơn 23%).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.