| Hotline: 0983.970.780

Giải bài toán 'nước sạch học đường' ở Thạnh Phú

Thứ Hai 10/09/2018 , 08:15 (GMT+7)

Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thời gian qua nước sạch là vấn đề bức xúc với người dân huyện Thạnh Phú.

Biểu hiện rõ nhất việc thiếu nước sinh hoạt là mùa khô 2015 – 2016, khi xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền…

01-23-02_nguyen_chu_tich_nuoc_thm_hoi_hoc_sinh_truong_th_di_dien
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi học sinh Trường Tiểu học Đại Điền dùng nước sạch. (Ảnh: QV)

Trong khi đó, đến nay hệ thống các nhà máy nước trên địa bàn huyện Thạnh Phú chỉ cung cấp lượng nước sạch sinh hoạt cho khoảng 36% dân số. Số còn lại, trong đó có hệ thống trường học thông qua các giếng nước ngầm, nước mưa hay nước đóng chai để sử dụng…

Theo Phòng GD- ĐT huyện, hiện có 52/55 trường học dùng nước đóng chai, nước bình giá rẻ để uống và nấu ăn bán trú. Tuy nhiên, chất lượng nước vẫn còn là nỗi lo bên cạnh việc thiếu kinh phí. Lượng nước ngầm khai thác từ giếng khoan đem dùng cho sinh hoạt, nhưng đa phần đều nhiễm phèn mặn, thậm chí có cả nước chưa qua xử lý, phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe giáo viên và học sinh…

Chính vì vậy, việc làm sao đưa được nước sạch vào trường học an toàn và bền vững là vấn đề cấp thiết đặt ra, không chỉ cho lãnh đạo các trường, Phòng GD- ĐT huyện Thạnh Phú mà còn là nỗi trăn trở của lãnh đạo huyện, tỉnh…

Thông qua giới thiệu của Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre và sau lần khảo sát thực tế tại các trường, đầu tháng 5/2018, Tập đoàn Novaland và các đối tác đã đồng ý ký kết triển khai Chương trình “Nước sạch học đường” tại huyện Thạnh Phú. Chương trình được khởi xướng từ ý tưởng của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhằm mang lại nguồn nước uống sạch cho học sinh và giáo viên các trường học vùng ĐBSCL nói chung.

Thông qua ký kết, 52 trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học và THCS trong huyện Thạnh Phú được thụ hưởng từ chương trình với tổng kinh phí gần 3,5 tỷ đồng. Mục tiêu khi hoàn thành dự án, sẽ có gần 18.000 học sinh và giáo viên được sử dụng nước sạch, an toàn, đạt chuẩn Bộ Y tế trong sinh hoạt hàng ngày.

01-23-02_52_truong_hoc_trong_huyen_duoc_lp_dt_hon_chinh_he_thong_my_loc_nuoc
52 trường học trong huyện được lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống máy lọc nước. (Ảnh: QV)

Sau gần 2 tháng triển khai, 347 máy lọc nước đã được lắp đặt tại 52 trường học, đạt yêu cầu kỹ thuật. Trong số này, 31 trường chưa có nguồn nước máy hoặc nước máy kém chất lượng, ngoài việc được lắp đặt máy lọc, còn được Tập đoàn Novaland cấp 334 bồn nhựa (dung tích 3.000 lít/bồn), phục vụ cho việc tích trữ nước mưa, đảm bảo đáp ứng đủ nước dùng.

Có thể nói, việc có được nguồn nước sạch, nước uống an toàn là niềm vui, là động lực giúp cho đội ngũ giáo viên và học sinh các trường yên tâm, nỗ lực hơn nữa trong việc dạy tốt, học tốt ngay những ngày đầu năm học mới 2018 – 2019.

Hệ thống máy lọc nước Unilever Pureit Casa Classic tích hợp màng thẩm thấu ngược RO đạt chuẩn quốc tế và màng siêu vi lọc MF, có công suất 6 lít/giờ cho nước sạch và ngọt tự nhiên nhất, bổ sung khoáng chất, có thể uống trực tiếp mà không đun. Vị trí lắp đặt đảm bảo cho học sinh có thể lấy nước thuận tiện nhất, kể cả các trường cao tầng.

01-23-02_hoc_sinh_truong_thcs_binh_thnh_vui_mung_vi_co_he_thong_nuoc_sch
Học sinh trường THCS Bình Thạnh vui mừng khi được dùng nước sạch. (Ảnh: QV)

Nước sạch vẫn đang là một vấn đề cấp thiết nhất, luôn được lãnh đạo huyện quan tâm, nhất là trong hệ thống trường học. Do vậy, khi Dự án “Đưa nước sạch và nước uống an toàn vào cuộc sống” của Tập đoàn Novaland triển khai đã giúp huyện Thạnh Phú giải được bài toán nước sạch học đường, đóng góp lớn vào nền giáo dục huyện Thạnh Phú.

Theo Bí thư Huyện ủy Nguyễn Trúc Sơn, dự án đã giúp huyện giải quyết được một phần tác động của biến đổi khí hậu, trong trường hợp nước mặn xâm nhập mặn kéo dài, thì huyện cũng có đủ hệ thống xử lý nước sạch cho học sinh và giáo viên dùng. Từ đó, huyện mong tiếp tục đưa hệ thống đến các nơi có nhu cầu như bệnh viện, các tram y tế xã, thị trấn và các trường THPT.

Đồng thời, huyện cũng sẽ có nhiều giải pháp đưa nước sạch đến gần với người dân hơn, nhất là việc tích trữ nước ngọt, khả năng xử lý thành nước đạt chuẩn để đảm bảo sức khỏe trong sinh hoạt và cuộc sống.

01-23-02_ky_ket_chuong_trinh_nuoc_sch_hoc_duong_
Ký kết triển khai Chương trình “Nước sạch học đường” giữa lãnh đạo huyện và nhà tài trợ. (Ảnh: QV)
“Trước mắt, huyện tiếp tục đầu tư nâng công suất NM nước Thạnh Phú từ 230m3/giờ lên 340m3/giờ vào cuối năm nay, duy trì tốt hoạt động của các NM nước Thới Thạnh, Hòa Lợi, Phú Khánh và Tân Phong. Cùng với đó, kiến nghị tỉnh sớm đầu tư NM nước khu vực cù lao Minh, mở rộng hệ thống cấp nước từ huyện Mỏ Cày Nam xuống Thạnh Phú để giải quyết bài toán nước ngọt cho người dân, nhất là các xã ven biển, góp phần tăng tốc trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM ở địa phương”, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Trúc Sơn cho biết.

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm