| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững

Thứ Tư 29/03/2023 , 17:08 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi đang phát triển nhanh nhưng còn thiếu tính bền vững. Do đó, cần thực hiện những giải pháp để chăn nuôi đi vào phát triển ổn định, bền vững hơn.

Các địa phương cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào giết mổ công nghiệp, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi. Ảnh: Thanh Sơn.

Các địa phương cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào giết mổ công nghiệp, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo ông Đỗ Hữu Phương, Trưởng Văn phòng Cục Chăn nuôi phía Nam, để ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững, Cục Chăn nuôi sẽ thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trước hết là tiếp tục xây dựng và thực hiện hiệu quả thể chế của ngành chăn nuôi. Thứ 2 là nâng cao hiệu quả quản lý cũng như phát triển giống vật nuôi nội địa. Thứ 3 là tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi.

Nội dung thứ 4 là tiếp tục đẩy mạnh giảm giá thành trong sản xuất. Trong thời gian qua, các cơ sở chăn nuôi đã làm hết sức mình, tìm mọi cách để giảm giá thành. Nhưng trong bối cảnh giá xuất chuồng các sản phẩm chăn nuôi đang ở mức thấp, cần phải tiếp tục nghiên cứu để giảm giá thành thêm nữa.

Chẳng hạn, ở một số yếu tố đầu vào mà người chăn nuôi chưa thể chủ động được và đang lệ thuộc bên ngoài, thì phải liên kết lại để giảm giá mua. Ví dụ, những người chăn nuôi chưa chủ động được con giống, chưa chủ động được thức ăn chăn nuôi … thì có thể liên kết lại để cùng mua giống, mua thức ăn với số lượng lớn nhằm có giá rẻ hơn.

Phát triển công nghiệp chế biến cũng là một nhiệm vụ trọng tâm mà Cục Chăn nuôi đang tập trung thực hiện, vì đây đang là một điểm hạn chế trong ngành chăn nuôi.

Để phát triển chế biến trong chăn nuôi, không chỉ Bộ NN-PTNT, Cục Chăn nuôi, mà các địa phương cũng cần chủ động trong việc tăng cường thu hút đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Ông Phương cho rằng chỉ có đẩy mạnh chế biến thì giá trị sản phẩm chăn nuôi mới được tăng lên và giúp cho đầu ra của người chăn nuôi được ổn định hơn.

Phải đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước. Ảnh: Thanh Sơn.

Phải đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước. Ảnh: Thanh Sơn.

Việc chủ động và đa dạng hóa nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước đã được thực hiện với nhiều giải pháp trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn cần phải tiếp tục đa dạng hóa nguồn thức ăn trong nước.

Trong điều kiện diện tích cây trồng làm thức ăn chăn nuôi đang hạn hẹp như hiện nay thì việc mở rộng , phát triển nuôi biển trong thủy sản đang mở ra cơ hội rất lớn về tạo nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Những báo cáo khoa học gần đây cho thấy, trong tảo và rong biển chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng rất tốt, giúp ổn định năng suất vật nuôi, giảm stress, tăng sức đề kháng, giúp làm tăng tỷ lệ thụ tinh, thụ thai cho vật nuôi. Đặc biệt, một số thí nghiệm ở Mỹ, Úc … cho thấy, khi sử dụng tảo, rong biển làm thức ăn chăn nuôi, sẽ làm giảm phát thải khí nhà kính.

Như vậy, đẩy mạnh sử dụng tảo, rong biển và những phụ phẩm từ tảo, rong biển làm thức ăn chăn nuôi, sẽ giúp đa dạng hóa nguồn thức ăn chăn nuôi có chất lượng, giúp cho người chăn nuôi thêm sự lựa chọn trong phối hợp khẩu phần, giúp tiết kiệm được ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, mà lại góp phần bảo vệ môi trường.

Liên kết trong chăn nuôi đang là một xu hướng, nhưng mới chỉ dừng ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Còn ở những cơ sở chăn nuôi nhỏ, việc triển khai chăn nuôi theo chuỗi đang rất khó. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ thành những tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng chia sẻ rủi ro, giảm chi phí nguyên liệu đầu vào và truy xuất được nguồn gốc, quản lý được chất lượng sản phẩm.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăn nuôi cũng được kỳ vọng là bước đột phá nhằm giúp giải quyết những tồn tại của ngành chăn nuôi, giúp tăng năng suất, chất lượng, giá trị của ngành chăn nuôi, qua đó, giúp cho ngành chăn nuôi từng bước ổn định và phát triển bền vững hơn.

Xem thêm
Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...