| Hotline: 0983.970.780

Giảm nghèo bền vững, được hộ nào chắc hộ đó

Thứ Hai 18/12/2023 , 17:06 (GMT+7)

Bạc Liêu 'Không chạy theo thành tích, được hộ nào phải chắc hộ đó, hạn chế tái nghèo', Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều khẳng định.

Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, hoạt động vì người nghèo. Đặc biệt từ khi chuyển đổi tiếp cận đo lường hộ nghèo theo hướng đa chiều, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình giảm nghèo phù hợp với thực tế. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều khẳng định, giảm nghèo bền vững là giảm hộ nào chắc hộ đó, không để tái nghèo, không chạy theo thành tích. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều khẳng định, giảm nghèo bền vững là giảm hộ nào chắc hộ đó, không để tái nghèo, không chạy theo thành tích. Ảnh: Trọng Linh.

Xin ông cho biết từ khi tiếp cận hộ nghèo theo hướng đa chiều, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Bạc Liêu đạt được kết quả như thế nào?

Từ khi chuyển đổi tiếp cận đo lường hộ nghèo theo hướng đa chiều có thể nói đây là một thay đổi lớn. Thay đổi những quy định không thực tế ở địa phương, nhất là đối với vùng ĐBSCL hộ nghèo khác hẳn các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình giảm nghèo theo từng giai đoạn với nhiều giải pháp phù hợp với thực tế. Từ đó đã nêu cao quyết tâm thực hiện chính sách giảm nghèo của tỉnh theo hướng bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Kết quả đáng ghi nhận là tỷ lệ giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trước 1 năm. Cụ thể là chỉ mới 4 năm trong lộ trình thực hiện cả giai đoạn mà Bạc Liêu đã giảm được gần 27.800 hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống chỉ còn 1,38% trên tổng số trên 900.000 dân.

Với tổng số gần 7.240 hộ nghèo hiện nay, tỉnh Bạc Liêu xác định khi xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho từng năm tiếp theo tập trung đầu tư trực tiếp vào con người. Trọng tâm là tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cùng với hỗ trợ, tạo điều kiện về sinh kế, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những giải pháp giúp nông dân vượt qua khó khăn phát triển kinh tế bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những giải pháp giúp nông dân vượt qua khó khăn phát triển kinh tế bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Thưa ông, việc phân bổ nguồn ngân sách phục vụ công tác giảm nghèo cho các địa phương đã và đang được thực hiện như thế nào?

Việc bố trí, phân bổ nguồn ngân sách cùng với huy động nhiều nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là hỗ trợ các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao. Thực hiện tốt phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. 

Năm 2022, tổ chức tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2022 - 2025. Kết quả toàn tỉnh hiện có gần 11.500 hộ nghèo, chiếm hơn 5%; 14.755 hộ cận nghèo, chiếm 6,54% (trong đó, có 2.329 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 5,09%).

Để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, trong năm 2022, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 22/7/2022 trong đó phấn đấu hàng năm giảm ít nhất 1% tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Cụ thể là năm 2022 giảm được 1,9% hộ nghèo và 1,22% hộ cận nghèo. Như vậy cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 3,19% tương đương 7.233 hộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều khẳng định, giảm nghèo bền vững là giảm hộ nào chắc hộ đó, không để tái nghèo, không chạy theo thành tích. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều khẳng định, giảm nghèo bền vững là giảm hộ nào chắc hộ đó, không để tái nghèo, không chạy theo thành tích. Ảnh: Trọng Linh.

Với kết quả nêu trên, tỉnh đã thực hiện các giải pháp cụ thể như: Phân công các sở, ngành nhận giúp đỡ hộ nghèo hàng năm. Năm 2021 phân công 52 sở, ngành cấp tỉnh và các địa phương nhận giúp đỡ cho 749 hộ nghèo. Năm 2022 phân công 68 sở, ngành cấp tỉnh và các địa phương nhận giúp đỡ cho 3.089 hộ nghèo. Đồng thời, vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đóng góp quỹ an sinh xã hội tỉnh xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. 

Thưa ông, để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo cần phải làm và định hướng gì thêm trong thời gian tới?

Thứ nhất, phát huy hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững các cấp. Xây dựng quy chế phối hợp với ban vận động các nguồn quỹ phúc lợi, kết hợp chặt chẽ nguồn đầu tư từ ngân sách với nguồn lực xã hội trong công tác giảm nghèo.

Thứ hai, tập trung hỗ trợ nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động bằng bằng nhiều giải pháp như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, vay vốn ưu đãi, hướng dẫn chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp kiến thức, tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên cơ sở thực tế từng địa phương. Tạo điều kiện cho lao động nghèo tham gia các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm giúp đỡ họ vươn lên.

Thứ ba, tập trung kêu gọi, vận động nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng xây dựng nhà ở.

Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo bền vững. Phối hợp đồng bộ của các tổ chức hội, đoàn thể để khơi dậy tiềm năng, phát huy thế mạnh, điều kiện của từng hộ nghèo để nâng cao đời sống vươn lên thoát nghèo. 

Thứ năm, tăng cường công tác tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá hàng năm để kịp thời có các giải pháp hỗ trợ địa phương khắc phục những tồn tại, khó khăn.

Thứ sáu, thực hiện cơ chế hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các chương trình, dự án đã được phê duyệt. Đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện để các hộ nghèo tiếp cận được các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thứ bảy, phát huy sức mạnh toàn xã hội để kêu gọi, huy động nguồn lực từ xã hội hóa để hỗ trợ có hiệu quả cho người lao động, hộ nghèo, cận nghèo.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.