Ảnh minh họa. |
Theo đó, UBND tỉnh Trà Vinh giao Sở NN-PTNT là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Các điểm quan trắc tập trung tại các tuyến sông đầu nguồn cung cấp nguồn nước vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, việc quan trắc môi trường vùng nước cấp và mẫu giáp xác ngoài tự nhiên vùng nước mặn tại các kênh, sông, gồm: sông Long Toàn, sông Láng Chim, sông Giăng, thuộc địa bàn thị xã Duyên Hải; cầu Kênh Đào, sông Phước Thiện, thuộc địa bàn huyện Duyên Hải; sông Hiệp Mỹ, cống Thâu Râu, cống Ba Diệp, thuộc địa bàn huyện Cầu Ngang.
Đối với vùng nước lợ được thực hiện quan trắc, lấy mẫu giáp xác ngoài tự nhiên, gồm: cống La Bang, cống Đại An, vàm Trà Cú, sông Cảng Định An thuộc huyện Trà Cú; sông Vinh Kim, cống Kim Hoà, thuộc huyện Cầu Ngang; sông Rạch Gốc, sông Bãi Vàng, thuộc huyện Châu Thành.
Đối với quan trắc môi trường nước và giám sát sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh trong ao, bãi nghêu đối tượng là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nghêu sẽ được chọn thực hiện đối với những hộ nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng (mang tính đại diện) trong vùng nuôi tập trung ở một số xã trọng điểm như: xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Tây, Long Sơn, Hiệp Mỹ Đông, Thạnh Hòa Sơn, Vinh Kim, thuộc huyện Cầu Ngang; xã Long Hữu, Long Toàn, Hiệp Thạnh, thuộc thị xã Duyên Hải; xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải.
Kết quả quan trắc sẽ được gửi định kỳ hàng tháng đến UBND tỉnh, Tổng cục Thủy sản, người nuôi và các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản của tỉnh và ở địa phương, nhằm quản lý chặt chẽ diễn biến của môi trường và dịch bệnh thủy sản để có biện pháp kịp thời ngăn ngừa, khuyến cáo giải pháp xử lý, hạn chế thấp nhất rủi ro. Từ đó, giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất.