| Hotline: 0983.970.780

Giảm tổn thất cho rau sau thu hoạch

Thứ Ba 22/01/2013 , 10:02 (GMT+7)

Để duy trì độ tươi hoặc giảm đến mức thấp nhất hư hỏng của rau, người trồng cần phải chú ý các biện pháp kỹ thuật sau:

Rau chứa đến 80 - 95% nước nên rất dễ hỏng (ngoại trừ những loại rau ăn thân, củ). Do vậy, để duy trì độ tươi hoặc giảm đến mức thấp nhất hư hỏng của rau, người trồng cần phải chú ý các biện pháp kỹ thuật sau:

1. Tránh tổn thương cơ giới: Trong quá trình thu hoạch và vận chuyển sẽ gây va chạm, bao, thùng khác đè lên và ảnh hưởng do rơi vãi hoặc vứt bừa bãi… Các tổn thương này làm tăng hô hấp và thoát hơi nước dẫn đến vàng lá, chín, ra mầm, teo tóp nhanh hơn. Đồng thời, sẽ làm các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập dễ dàng làm rau thối nhanh dễ bị hư hỏng. Do vậy, sau thu hoạch nhất là khi bao gói và vận chuyển sản phẩm, người trồng cần lưu ý hạn chế một cách thấp nhất tổn thương này cho rau.


Thu hoạch rau

2. Điều chỉnh các điều kiện môi trường:

Điều chỉnh nhiệt độ: Phải tránh nhiệt độ cao trong quá trình thu hái và bảo quản rau. Làm lạnh là một phương thức hiệu quả nhất.

Nếu không có các thiết bị làm lạnh, muốn tránh được những bất lợi của nhiệt độ cao, người trồng cần áp dụng các biện pháp như:

- Thu hoạch càng sớm hoặc muộn trong ngày càng tốt.

- Tránh phơi rau trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời (giữ rau trong bóng râm).

- Xe chở rau phải được thông khí để loại bỏ nhiệt độ do hô hấp.

- Sử dụng vải bạt màu trắng để che cho rau trong lúc vận chuyển hoặc sơn trắng mái phòng đóng gói sản phẩm để tạo bức xạ nhiệt (làm giảm nhiệt độ). Và chở đi càng sớm càng tốt nếu xe không làm lạnh.

- Điều chỉnh độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối thích hợp cho rau là khoảng 85%. Vì vậy, để làm được điều này thì sàn nhà giữ rau cần được làm ướt, tạo ra lớp sương mù hoặc lên hơi vào quạt thông khí thậm chí phun nước vào rau…

Chú ý:

- Không được bảo quản quả chín và rau trong cùng một phòng.

- Phân loại sản phẩm và tách riêng rau bị bệnh và tổn thương ra.

- Tránh giữ rau ở những nơi đóng kín hoặc nơi có khói hoặc khí xe cộ.

3. Phòng trừ bệnh và côn trùng: Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chứa rau, xe chở, phòng bảo quản để ngăn cản sự xâm nhập và lây nhiễm của vi sinh vật gây bệnh cho rau.

Chú ý:

- Cây lấy rễ và củ không cần phải rửa sạch cho đến khi bán ra thị trường vì rửa sẽ thúc đẩy rau ra mầm và thối.

- Không đóng gói rau khi còn ẩm vì chúng sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật nhân nhanh khi trời nóng.

4. Thu hoạch: Cần thu hái vào thời điểm thích hợp nhất (rau chín thương phẩm, chín sinh lý), không thu rau xanh quá hoặc chín quá.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất