| Hotline: 0983.970.780

Giao thừa vắng mẹ!

Thứ Năm 30/12/2010 , 10:05 (GMT+7)

Có rất nhiều gia đình Tết này thiếu vắng người cha, người mẹ, thiếu con cái vì trận lũ lịch sử tháng 10 vừa qua ở miền Trung đã cướp đi tất cả.

Bố con anh Thắng Tết này thiếu vắng mẹ
Mỗi con dân Việt Nam, dù đi đâu, làm gì, cứ năm hết Tết đến lại trở về quê nhà cùng nhau sum họp bên bếp lửa hồng với nồi bánh chưng xanh, cùng người thân yêu của mình đón thời khắc giao thừa, đón mùa xuân mới. Thế nhưng có rất nhiều gia đình Tết này thiếu vắng người cha, người mẹ, thiếu con cái vì trận lũ lịch sử tháng 10 vừa qua ở miền Trung đã cướp đi tất cả. Đêm giao thừa bên ngọn đèn thờ leo lét sẽ bật lên những tiếng khóc gọi mẹ, gào con…

>> Miền Trung ngày áp Tết

Chúng tôi trở lại sông Lam vào một ngày cuối năm. Gió mùa đông bắc thổi quần quật cộng với mưa phùn dầm dề thấm ướt những chiếc áo mỏng tang của mấy chục con người từ xa đến sắm sanh mâm cỗ đầy những bánh chưng, giò chả, xôi gà, bánh kẹo…, kính cẩn nghiêng mình thắp những nén hương tưởng nhớ đến 20 sinh mệnh đã bị chìm theo chiếc xe khách xuống đáy sông Lam trong cơn lũ hồi tháng 10 vừa qua tại Hà Tĩnh.

Ông Trần Đăng Lực, quê ở Nam Định, bố của nạn nhân Trần Đăng Khoa đã gần chục lần trở lại nơi đây thắp hương cho con, cho cháu. Gạt dòng lệ ứa trên gương mặt nhăn nheo, khắc khổ của người vừa mất đi khúc ruột của mình, ông nói: “Thấy Tết sắp về, người ta háo hức chừng nào thì lòng dạ chúng tôi quặn đau chừng ấy. Cứ nghĩ đến giây phút bất lực nhìn con cháu chìm theo dòng lũ; rồi nghĩ đến những ngày đứa con yêu quý của mình dưới đáy sông lạnh lẽo mà lòng tôi lại thêm tê tái. Không biết Tết này vợ chồng tôi có đủ sức chịu đựng sự trống trải này không. Thương con thương cháu đứt ruột, chú ạ”.

Còn chị Đỗ Thị Quỳnh là dì ruột của 2 cháu Đỗ Thị Phương và Đỗ Thị Lan, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá, đứng vô hồn bên mâm cỗ nhìn về phía xa xăm, nói trong tiếng nấc: Tết năm nào hai cháu cũng về chúc Tết tôi. Đứa thì tặng đôi dép, đứa mua cho tôi bộ áo quần nhưng Tết năm nay tôi chẳng thể mua sắm đầy đủ cho cả hai cháu được. “Các cháu ơi, ở dưới đấy lạnh lắm! Các cháu về ăn Tết với dì đi, mọi người ở quê đang nhớ và nhắc các cháu nhiều lắm” - chị Quỳnh khóc oà.

Những ngày áp Tết này, mọi người như ồn ã hơn, huyên náo hơn; xe cộ ngược xuôi dọc quốc lộ 1A đoạn qua Lam giang nhiều như mắc cửi nhưng có lẽ khi đi qua đoạn Cầu Rong, nơi chiếc xe định mệnh bị lũ cuốn trôi, dù vội vã, xô bồ đến mấy, các bác tài xế vẫn cố dừng lại nơi đây để thắp một nén hương tưởng nhớ đến những nạn nhân xấu số trước lúc về vui Tết đón xuân với gia đình mình.

Khác với bên bờ sông Lam, nơi xóm nhỏ Ban Long, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), dưới mái nhà heo hút bốn đứa trẻ cùng người cha đang đứng bên bàn thờ mẹ để thắp nén hương cuối năm tưởng nhớ người mẹ đã vĩnh viễn ra đi. Cảnh gà trống nuôi con của gia đình anh Thắng thật không cầm nổi nước mắt bởi anh bị tai nạn, không còn khả năng lao động, các con anh thì còn quá nheo nhóc; đứa út mới 20 tháng tuổi.

Thằng Đức, đứa con trai đầu lòng của anh Thắng, chị Huyền năm nay mới 11 tuổi, quay phắt ra phía ngõ không biết trả lời ra sao khi hai đứa em Linh và Phú cứ gặng hỏi: “Mẹ nhà anh Hải bên xóm đi làm thuê về mua cho nó nhiều kẹo bánh và quần áo lắm. Mẹ Huyền nhà ta đi mô mà đi từ bữa lụt đến Tết rồi mà vẫn chưa về hả anh? Mai mẹ có về không anh? Có mua quần áo và kẹo bánh về cho em như mẹ nhà anh Hải không anh?”.

Không thấy anh Đức trả lời, chúng quay sang anh Thắng, hỏi: “Có, cha hè. Tết đàng mô mẹ cũng về, mua quà bánh, quần áo cho chúng con chứ? Cha gọi điện cho mẹ về sớm đi cha, chúng con nhớ mẹ lắm”. Anh Đào Duy Thắng liêu xiêu bế đứa con út mới 20 tháng tuổi đang khóc vì khát sữa mẹ, nghẹn ngào an ủi con: “Mẹ còn ở xa không về ăn Tết với bố con ta được. Các con ngoan rồi mẹ sẽ sớm về với bố con mình”.

Để chia sẻ với hoàn cảnh cha con anh Thắng, các đồng chí lãnh đạo huyện Can Lộc, xã Quang Lộc và thôn xóm, bà con láng giềng đã mang quà Tết đến động viên an ủi để phần nào giúp bố con anh Thắng nguôi ngoai nỗi thiếu vắng người vợ, người mẹ trong những ngày Tết. Chị Huyền ra đi để lại 4 đứa con nhỏ cho người chồng bệnh tật còm cõi, có lẽ khó có gì bù đắp nổi, nhất là trong những ngày mọi người, mọi nhà, vợ chồng, con cái sẽ quây quần bên nhau trong phút giao thừa khi xuân đến. Chúng tôi rời nhà chị Huyền, phía sau vẫn nặng trĩu nỗi đau thương mất mát; nơi ấy, 4 đứa trẻ đang thay tiếng cười bằng những tiếng khóc gọi mẹ trong triền miên những đêm buồn trống trải.

Để chia sẻ với người dân vùng lũ, với những gia đình vẫn thiếu bánh chưng xanh, hi vọng rằng, mỗi chúng ta hãy san sẻ thêm lần nữa tấm lòng nhân ái của mình hướng về miền Trung thân yêu, đến với các cháu nhỏ mất mẹ, mất cha, đến với vùng lũ nơi đồng bào đang thiếu Tết...
Tương tự hoàn cảnh của chị Phạm Thị Huyền, nhà cô giáo Hoa ở lưng chừng trên một ngọn đồi thuộc xã Hương Thuỷ, Hương Khê, Hà Tĩnh. Những mùa Tết trước, nhà cô giáo Hoa tràn ngập tiếng cười khi gia đình cô và các em học sinh của cô quây quần bên nhau. Thế nhưng, Tết này ngôi nhà vắng vẻ hẳn đi bởi cô Hoa đã vĩnh viễn ra đi vì cơn lũ lịch sử tháng 10 vừa qua. 

Bố con anh Trung bên bàn thờ mẹ Hoa những ngày cuối năm

Chúng tôi đến thăm gia đình cô vào những ngày áp Tết này, anh Nguyễn Văn Trung, chồng cô Hoa không sắm sanh chuẩn bị gì cả mà chỉ mua ít hương hoa, mâm cỗ đơn giản đặt lên bàn thờ tưởng nhớ người vợ hiền đã vĩnh viễn ra đi. Hai đứa trẻ, con cô Hoa cứ tưởng như mẹ chỉ đi xa đâu đó, Tết này sẽ về mà có biết đâu người mẹ thân yêu của các cháu sẽ không bao giờ trở về nữa. Chúng tôi chỉ biết thắp một nén hương tưởng nhớ người đã hi sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục nơi vùng lũ này.

Đi khắp các vùng lũ miền Trung những ngày áp Tết, dù chưa hết cảnh điêu tàn nhưng chúng tôi cảm nhận rằng những mất mát về tài sản, nhà cửa rồi cũng sẽ dần phục hồi được, nhưng mất mát con người thì không có gì bù đắp nổi. Tết này nhiều đứa trẻ vùng lũ mất cha, mất mẹ, thiếu vắng sự chăm sóc của những bàn tay yêu thương nhất. Nhiều đứa trẻ mồ côi cứ đứng ngây người giương đôi mắt tròn ngơ ngác nhìn những đứa trẻ hàng xóm được mẹ đưa ra chợ mua sắm áo quần Tết mà thèm khát đến vô cùng. Ôi, những cử chỉ yêu thương giản dị ấy, những sự quan tâm mẫu tử ấy, tuổi thơ chúng vĩnh viễn không bao giờ có nữa...

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm