| Hotline: 0983.970.780

Giống cá heo đuôi đỏ có giá bán nửa triệu đồng/ký

Thứ Hai 18/07/2022 , 10:43 (GMT+7)

Nửa triệu đồng một ký cá heo đuôi đỏ, mức giá mở ra cơ hội phát triển kinh tế mới đầy triển vọng cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại An Giang.

Khu bè nuôi cá heo đuôi đỏ ở xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ảnh: Kim Anh.

Khu bè nuôi cá heo đuôi đỏ ở xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ảnh: Kim Anh.

Cá heo đuôi đỏ có tên khoa học là Botia modesta bleeker, là loài cá nước ngọt đặc trưng ở vùng nhiệt đới. Cá có kích thước nhỏ từ 3 - 5cm/con, da trơn xanh bóng, đuôi màu cam đỏ. Loài cá này được tìm thấy ở lưu vực sông Mekong của các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Cá heo đuôi đỏ trước đây được đánh bắt ngoài tự nhiên, nhất là vào mùa lũ hàng năm ở An Giang. Những năm trở lại đây, tận dụng diện tích mặt nước, nhiều nông dân làm lồng bè trên sông để thả nuôi cá heo đuôi đỏ. Mô hình này đang mang lại thu nhập cao và ổn định.

Về xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, hỏi thăm khu bè cá Tổ hợp tác nuôi cá heo đuôi đỏ của 3 anh em Hồ Văn Nhiều, Hồ Ngọc Em, Hồ Quốc Nên không ai là không biết đến.

Ông Hồ Văn Nhiều ở ấp Hòa Bình 3 được xem là người tiên phong mang giống cá heo đuôi đỏ về phát triển tại vùng đất An Giang. Cách nuôi được ông lựa chọn là làm bè nổi trên sông để thả nuôi cá, tận dụng nguồn nước tự nhiên cho cá phát triển. Với số lượng 800kg cá giống ban đầu, sau 7 tháng tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 40 con/kg. Số lượng cá trong bè từ đây cũng tăng lên con số 1 tấn.

 “Sau khi trừ hết chi phí tôi bỏ túi gần 200 triệu đồng. Tơi đây, tôi tiếp tục đóng thêm bè cá và chia sẻ kinh nghiệm cũng như nhân rộng mô hình cho các thành viên trong gia đình”, ông Nhiều cho hay.

Cá heo đuôi đỏ có kích thước nhỏ từ 3 - 5cm/con, da trơn xanh bóng, đuôi màu cam đỏ. Ảnh: Kim Anh.

Cá heo đuôi đỏ có kích thước nhỏ từ 3 - 5cm/con, da trơn xanh bóng, đuôi màu cam đỏ. Ảnh: Kim Anh.

Bè cá của ông Hồ Ngọc Em, thành viên trong gia đình ông Nhiều vụ vừa rồi cũng thả nuôi 700kg cá giống, sau 9 tháng nuôi, gia đình ông trúng đậm 2,2 tấn cá thương phẩm, sau khi trừ chi phí, lời trên 300 triệu đồng.

Nhận thấy lợi nhuận tốt từ mô hình nuôi cá heo đuôi đỏ, ông Nhiều, ông Em và nhiều thành viên khác trong gia đình quyết tâm đầu tư, phát triển loài thủy sản này. Đến nay, tổng cộng đã có 12 bè cá heo đuôi đỏ được xây dựng.

Chia sẻ về mật độ thả nuôi cá để đạt hiệu quả cao, ông Nhiều cho biết thêm: “Cá được thả nuôi trong 2 loại bè, bè lớn (4 x 6m) thả nuôi 1 tấn cá giống, thu hoạch được trên 2 tấn cá thương phẩm. Với bè nhỏ (3 x 5m) thả 300 – 500 kg cá giống, đến thời điểm thu hoạch sản lượng cũng đạt trên 1 tấn cá thương phẩm”.

Hiện giá cá heo đuôi đỏ loại to đã ở mức 500.000 đồng/kg, giúp nông dân có nguồn thu nhập khá ổn định. Ảnh: Kim Anh.

Hiện giá cá heo đuôi đỏ loại to đã ở mức 500.000 đồng/kg, giúp nông dân có nguồn thu nhập khá ổn định. Ảnh: Kim Anh.

Khó khăn lớn nhất khi thả nuôi cá heo đuôi đỏ được ông Nhiều chỉ ra là nằm ở khâu lựa chọn con giống và kỹ thuật xử lý nấm bệnh trên cá. Bên cạnh đó, ương nuôi cá là cả một quy trình, phải nắm được kỹ thuật, tập quán của cá để tránh hao hụt. Cá giống đem về sẽ được nuôi trong mùng lưới khoảng 4 tháng, sau đó chuyển sang nuôi bè, toàn bộ quy trình mất từ 5 - 7 tháng để thu hoạch.

Ông Hồ Ngọc Em cho hay, bước sang tháng 7 này, giá cá heo đuôi đỏ loại 25 - 30 con/kg được thương lái thu mua với mức giá lên đến 450.000 đồng/kg. Loại 15 - 20 con/kg cũng có mức giá khá cao ở ngưỡng 500.000 đồng/kg. Mức giá này giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế từ cá heo đuôi đỏ càng quyết tâm nhân rộng đối tượng nuôi này.

Để duy trì và bảo tồn nguồn giống cá này, từ năm 2010 - 2014, TS. Dương Nhựt Long, khi đó là Trưởng khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá heo ở tỉnh An Giang”.

Thành công của đề tài này đã giúp ngành thủy sản chủ động được con giống cá heo đuôi đỏ, giảm sự phụ thuộc vào thiên nhiên như trước đây. Đề tài sau khi nghiệm thu, hoàn chỉnh quy trình đã chuyển giao cho Trung tâm giống thủy sản An Giang, Đồng Tháp và nông dân để sản xuất.

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm