| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa nếp BM9603 nảy mầm kém, do đâu?

Thứ Ba 07/01/2020 , 14:20 (GMT+7)

Qua nhiều ngày ngâm ủ, lô giống lúa nếp có tỷ lệ nảy mầm thấp thậm chí còn bốc mùi hôi thối khiến nông dân vô cùng bức xúc.

Họ cho rằng, lúa giống kém chất lượng, không thể sử dụng được đành chấp nhận vứt bỏ.

17-37-12_1
Vụ ĐX năm nay, toàn xã Duy Vinh có 66 hộ dân sử dụng giống lúa nếp BM9603 để canh tác.

Thời điểm này, người dân ở xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) bắt đầu bước vào vụ sản xuất Đông Xuân. Theo lịch thời vụ tại đây thì vào ngày 4/12, các hộ dân sẽ bắt đầu tiến hành gieo sạ. Do đó, cách đây gần 10 ngày họ bắt đầu mua giống về ngâm ủ.

Một số người dân cho biết, vụ ĐX năm nay, họ được HTX Duy Vinh giới thiệu giống lúa nếp BM9603 của Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh. Do đây là giống lần đầu tiên được sản xuất ở địa phương nên các hộ không biết chất lượng như thế nào.

Theo kế hoạch liên kết sản xuất của Cty này với HTX Duy Vinh và người dân thì mỗi sào họ sẽ được cấp 5kg giống. Sau khi thu hoạch người dân sẽ trả lại gấp đôi số giống được cấp, đồng thời Cty cam kết thu mua sản phẩm còn lại với giá 9.500 đồng/kg. Thế nhưng, khi lấy giống về họ vô cùng sửng sốt vì chất lượng không được như mong đợi.

Bà Trần Thị Tuyến (SN 1960, trú thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh) cho biết, vụ ĐX năm nay gia đình bà trồng gần 1 sào lúa nếp nên đã lấy 5kg giống nếp BM9603 về ngâm ủ. Thế nhưng, lúc đưa về thì thấy giống này hạt đen, xấu, tỷ lệ lép rất nhiều.

17-37-12_2
Lúa nếp giống ngâm ủ nhiều ngày nhưng có tỷ lệ nảy mầm rất thấp.

“Tôi đem ngâm ủ được 3 đêm nhưng tỷ lệ này mầm của giống rất kém, chỉ đạt khoảng 30%. Nghe nhiều người ngâm ủ trước đó nói rằng giống này không ổn nên tôi quyết định sử dụng giống nhà ngâm lại để gieo sạ cho kịp thời vụ”, bà Tuyến nói.

Không chỉ riêng bà Tuyến, mà hầu hết những người dân tại xã Duy Vinh sử dụng giống lúa BM9603 đều gặp tình trạng tương tự. Thậm chí có hộ gia đình sau khi ngâm được vài ngày thì nước ủ ra màu trắng đục, bốc mùi hôi. Thấy vậy, hầu hết các hộ dân đều chấp nhận vứt bỏ và tự tìm các giống khác thay thế.

“Nhà tôi làm 5 sào lúa nếp nên cũng nhận 25kg giống BM9603 về ủ để gieo. Thế nhưng sàng lại thì đã có đến hơn 5kg hạt bị lép, không thể sử dụng được. Tôi ngâm ủ 5 đêm liên tục mà nảy mầm không hiệu quả, chỉ đạt 20%. Không những vậy, giống ngâm ủ sau một thời gian bốc mùi thối khó chịu, ruồi nhặng bu đầy. Mấy chục năm làm nghề nông mà tôi chưa bào giờ bắt gặp tình trạng này”, bà Đào Thị Đờm (SN 1959, trú thôn Vĩnh Nam, Duy Vinh) bức xúc nói.

Trước tình trạng trên, ông Hoàng Văn Hùng, Giám đốc HTX Duy Vinh cho biết, vụ ĐX năm nay, toàn xã Duy Vinh có 66 hộ sử dụng giống lúa nếp BM9603 để canh tác trên diện tích 5ha, với lượng giống là 480kg. Bà con sau khi lấy giống về cũng ngâm ủ đúng quy trình. Với các giống khác thì người dân ngâm vẫn nảy mầm bình thường.

17-37-12_3
Hầu như toàn bộ giống BM9603 đưa về xã Duy Vinh đều không đạt chất lượng.

Cũng theo ông Hùng, nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do phía Cty đưa giống về hơi muộn cùng với đội ngũ kỹ thuật của HTX chủ quan nên chưa kiểm định được chất lượng. “Sau khi sự việc xảy ra thì HTX cũng đã báo với Cty. Cty cho rằng lỗi do kỹ thuật ngâm ủ giống của người dân và sẽ cho người vào kiểm tra lại", ông Hùng nói.

Trước mắt, HTX động viên người dân sử dụng các giống dự phòng và mua các giống khác để sử dụng cho kịp lịch thời vụ. Còn về thiệt hại thì sau này, HTX sẽ bàn bạc với Cty cũng như thỏa thuận với các hộ dân nhằm tìm hướng giải quyết”, ông Hùng chia sẻ.

Xem thêm
Ứng dụng ruồi lính đen trong chăn nuôi: [Bài 1] Tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn bền vững

Ruồi lính đen không chỉ mở ra cho ngành chăn nuôi nhiều cơ hội về nguồn thức ăn ổn định, mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng nguồn phế phụ phẩm.

Tăng tốc giải ngân hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch bệnh

Hơn 46 tỷ là số tiền Hà Tĩnh cấp cho các địa phương để hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 6] Đất trồng cam ở miền Bắc càng thâm canh càng thoái hóa

TS Lương Đức Toàn, Trưởng Bộ môn Sử dụng đất thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sức khỏe đất trồng cam ở miền Bắc cho biết như vậy.