| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa không để tình trạng được mùa, mất giá sản phẩm cây vụ đông

Thứ Bảy 30/11/2024 , 07:58 (GMT+7)

Ông Cao Văn Cường đề nghị các địa phương đẩy mạnh liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, tránh việc được mùa mất giá sản phẩm cây vụ đông.

Đoàn công tác của Sở NN-PTNT Thanh Hóa do ông Cao Văn, Giám đốc Sở làm trưởng đoàn vừa đi kiểm tra công tác sản xuất vụ đông năm 2024 - 2025 tại các huyện Thiệu Hóa và Thọ Xuân.

Nông dân huyện Thiệu Hóa chăm sóc rau màu vụ đông. Ảnh: Quốc Toản.

Nông dân huyện Thiệu Hóa chăm sóc rau màu vụ đông. Ảnh: Quốc Toản.

Tại huyện Thiệu Hóa, đoàn công tác ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động của địa phương trong việc hướng dẫn bà con nông dân tổ chức sản xuất vụ đông đúng thời vụ, cơ cấu giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng (dưa và các loại rau màu). Đặc biệt, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp tại xã Thiệu Hưng (Thiệu Hóa) đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, giúp nâng cao giá trị hàng hóa, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân.

Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa đề nghị lãnh đạo địa phương tiếp tục chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác điều tra, dự báo tình hình, hướng dẫn nông dân tổ chức phòng trừ kịp thời sâu, bệnh gây hại trên cây trồng vụ đông, giúp bà con nông dân tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích.

Đoàn công tác của Sở NN-PTNT Thanh Hóa kiểm tra công tác sản xuất vụ đông tại huyện Thiệu Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Đoàn công tác của Sở NN-PTNT Thanh Hóa kiểm tra công tác sản xuất vụ đông tại huyện Thiệu Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Tại huyện Thọ Xuân, đoàn công tác đã khảo sát vùng trồng ớt, dưa chuột tại xã Trường Xuân và đánh giá hiệu quả việc liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ đông cho bà con nông dân. Theo báo cáo của huyện Thọ Xuân, đến ngày 27/11, toàn huyện đã gieo trồng được trên 5.200ha cây vụ đông, vượt kế hoạch đề ra.

Hiện các loại cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt. Một số cây trồng vụ đông như ngô ngọt, ớt, dưa chuột đã và đang cho thu hoạch. Phần lớn diện tích đều được liên kết bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng hoặc có thương lái đến thu mua ngay tại ruộng. 

Tại xã Trường Xuân, ông Cao Văn Cường đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ người dân đấu mối, liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản vụ đông, tránh hiện tượng được mùa mất giá.

Đoàn công tác của Sở NN-PTNT khảo sát vùng trồng dưa, ớt tại Trường Xuân, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Đoàn công tác của Sở NN-PTNT khảo sát vùng trồng dưa, ớt tại Trường Xuân, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Bên cạnh đó, ông Cao Văn Cường cũng đề nghị địa phương duy trì và phát triển vùng trồng cây vụ đông truyền thống, cây trồng có giá trị kinh tế cao, mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng diện tích sản xuất an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; đẩy mạnh liên kết chuỗi trong tiêu thụ sản phẩm.

Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa yêu cầu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thường xuyên cử cán bộ phối hợp với các địa phương kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ diện tích cây vụ đông. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, quản lý nhà nước về chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư hàng hoá nông nghiệp trên địa bàn nhằm đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.

Đoàn công tác khảo sát vùng trồng hoa hồng theo hướng hàng hóa tại huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Đoàn công tác khảo sát vùng trồng hoa hồng theo hướng hàng hóa tại huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Để nâng cao giá trị sản xuất, đảm bảo mục tiêu sản xuất vụ đông, lãnh đạo Sở NN-PTNT Thanh Hóa đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo công tác gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ đông. Ưu tiên mở rộng tối đa diện tích các cây trồng có hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, các cây rau màu ưa lạnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán. Chú trọng sản xuất an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tính đến ngày 27/11, toàn tỉnh đã gieo trồng được 43.500ha/47.000ha cây trồng vụ đông, đạt 92,5% kế hoạch.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.