| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa TBR 97 vừa trình diễn, dân đã kết

Thứ Ba 13/04/2021 , 23:12 (GMT+7)

Qua nhiều vụ thực hiện mô hình trình diễn, giống lúa TBR 97 luôn cho thấy những ưu điểm về năng suất, chất lượng, chống chịu đỗ ngã và sạch sâu bệnh.

Vụ đông xuân (ĐX) 2020 – 2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên phối hợp với HTX Nông nghiệp Phổ Văn (Thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) triển khai mô hình trình diễn giống lúa TBR 97 trên diện tích 0,5 ha. Đây là vụ thứ 3 giống lúa TBR 97 thực hiện mô hình trình diễn tại tỉnh này.

Lúa TBR97 cho thấy khả năng thích ứng tốt trên đồng đất Phổ Văn (Thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: L.K.

Lúa TBR97 cho thấy khả năng thích ứng tốt trên đồng đất Phổ Văn (Thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: L.K.

Trong 2 mô hình ở các vụ trước tại huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), TBR 97 cho thấy sự thích ứng rất tốt ở các đồng đất khác nhau. Dù trong vụ ĐX hay hè thu, giống lúa này luôn cho năng suất vượt trội so với các giống khác đang canh tác tại địa phương, được người nông dân đánh giá rất cao.

Lần này, tại Thị xã Đức Phổ, lúa TBR 97 lại một lần nữa khẳng định được sự thích ứng rất tốt tại một chân đất khác. Trong đó, những đặc tính như năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon, chống chịu đổ ngã, ít sâu bệnh của giống vẫn được thể hiện rất rõ nét.

Chị Huỳnh Thị Tùng (trú phường Phổ Văn, Thị xã Đức Phổ) cho biết, vụ ĐX năm nay, chị sử dụng giống TBR 97 để canh tác trên hơn 2 sào ruộng nhà mình. Đây là lần đầu tiên, chị Tùng được tiếp cận và sử dụng giống lúa này. Mặc dù vậy, với những gì mà giống đã thể hiện so với những thửa ruộng xung quanh, chị cảm thấy vô cùng hài lòng.

Chị Tùng đánh giá: TBR 97 là giống dễ làm, lượng phân bón, thuốc BVTV cũng tương tự như các giống khác. Từ đầu vụ đến nay, cây lúa phát triển rất tốt, đẻ nhánh khỏe, chưa hề phát hiện bất kỳ một loại sâu bệnh hại nào. Ngoài ra, bông lúa có hạt đóng dày, tỷ lệ hạt lép thấp.

"Về năng suất, các giống khác mỗi sào chị tôi được gần 9 bao lúa tươi (mỗi bao 50 kg), nhưng đám ruộng cấy giống TBR 97 có thể lên đến hơn 10 bao. Chắc chắn vụ sau, tôi sẽ tiếp tục sử dụng giống lúa này”, chị Tùng chia sẻ.

Tại đồng ruộng trình diễn, nhìn thấy những gì mà lúa TBR 97 thể hiện so với các giống đối chứng, nhiều nông dân không khỏi trầm trồ. Mặc dù đây là lần đầu tiên, giống lúa này được sản xuất trên chân đất địa phương, người dân Phổ Văn lần đầu tiếp cận nhưng đang tạo ra được một hiệu ứng tích cực.

Chắc chắn rằng, trong thời gian tới, TBR 97 sẽ được nhiều hộ gia đình không chỉ ở Phổ Văn mà còn có những địa phương khác đến tham quan lựa chọn để đưa vào sản xuất.

Chị Huỳnh Thị Phước (trú thôn Văn Tường, phường Phổ Văn) chia sẻ: Vụ ĐX này, do thời tiết thuận lợi nên đa số các ruộng lúa của bà con đều rất được mùa.

Nhiều nông dân đánh giá cao TBR 97 về năng suất, khả năng chống đổ ngã, ít nhiễm sâu bệnh. Ảnh: L.K.

Nhiều nông dân đánh giá cao TBR 97 về năng suất, khả năng chống đổ ngã, ít nhiễm sâu bệnh. Ảnh: L.K.

"Đặc biệt, năm nay có thêm giống TBR 97 không chỉ thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở đây mà còn cho năng suất rất cao. Do đó, chúng tôi sẽ có thêm một giống lúa chất lượng nữa để lựa chọn, đưa vào sản xuất”, chị Phước phấn khởi.

Ông Phạm Hữu Huế, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên cho biết, những năm qua, ThaiBinh Seed đã đưa rất nhiều giống lúa chất lượng để thực hiện các mô hình trình diễn, giúp nông dân tiếp cận, lựa chọn đưa vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế. TBR 97 là một trong số những giống tiềm năng của công ty.

Theo ông Huế, TBR 97 là giống lúa trung ngày, thích hợp sản xuất cả 2 vụ ĐX và hè thu. Ở mỗi vụ, công ty đã thực hiện các mô hình trình diễn ở nhiều địa phương khác nhau không chỉ trong tỉnh Quảng Ngãi mà ở rất nhiều các tỉnh thành khác nhằm kiểm tra tính thích ứng của giống. Tất cả các mô hình đều cho kết quả rất tốt.

"Hiện nay, chúng tôi đã hoàn thành các thủ tục để dự kiến đến cuối năm, TBR 97 sẽ được công nhận chính thức. Từ đó giống TBR 97 sẽ đủ các điều kiện pháp lý để người dân lựa chọn, mở rộng sản xuất”, ông Huế nói.

Ông Lê Văn Liễn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phổ Văn cho biết: Trong vụ ĐX năm nay, HTX sử dụng 9 giống lúa thương mại và 6 giống lúa trình diễn, trong đó có giống TBR 97.

Qua quá trình canh tác, HTX nhận thấy TBR 97 là giống ngắn ngày, đẻ nhánh rất khỏe, phù hợp với truyền thống canh tác của địa phương.

Giống lúa có bông to, hạt xếp dày và đạt năng suất cao...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm