| Hotline: 0983.970.780

Giống ngô NK7328 phù hợp cho trồng ngô sinh khối

Thứ Hai 17/01/2022 , 09:00 (GMT+7)

Vụ đông 2021, trên 200 hộ dân xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) trồng 40 ha ngô sinh khối, giống NK7328. Mô hình cho năng suất và hiệu quả kinh tế vượt trội.

Nông dân xã Vĩnh Quang cho hay, giống ngô NK7328 không chỉ cho sinh khối lớn mà còn có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh. Vì vậy, trong những vụ đông tiếp theo, NK 7328 sẽ tiếp tục được nông dân tin dùng.

Việc triển khai mô hình trồng ngô sinh khối đã giúp nông dân làm quen với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Ảnh: VD.

Việc triển khai mô hình trồng ngô sinh khối đã giúp nông dân làm quen với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Ảnh: VD.

Đại diện UBND xã Vĩnh Quang cho biết, các trà gieo trồng sau hơn 80 ngày đã có thể cho thu hoạch, vừa rút ngắn thời gian để làm đất vụ xuân và cho năng suất cao nên bà con rất phấn khởi.

Dẫn chúng tôi đi thăm Xứ đồng Mổ Lội, nơi có trên 40 ha ngô sinh khối sắp đến ngày thu hoạch, bà Nguyễn Thị Hiền, một hộ dân tham gia mô hình cho biết, trước đây cánh đồng này trồng 2 vụ lúa và 1 vụ ngô lấy hạt. Nông dân Vĩnh Quang thường thu hoạch ngô non để dành thời gian làm đất làm vụ xuân. Vì vậy, năng suất ngô đông lấy hạt chỉ đạt khoảng 2,3 tạ/sào (500m2), tính ra lãi khoảng 500 nghìn đồng/sào.

Bà Hiền cho biết thêm, đây là năm thứ hai Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) triển khai mô hình sản xuất ngô sinh khối tại xã Vĩnh Quang, sử dụng giống ngô NK 7328. Ban đầu nông dân Vĩnh Quang còn bỡ ngỡ với việc sản xuất ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi nhưng khi được tập huấn, nông dân đã hồ hởi tham gia.

Kết quả, sau hơn 80 ngày kể từ lúc gieo hạt, nông dân Vĩnh Quang đã có thể thu hoạch với năng suất ước đạt trên 50 tấn/ha, được các đối tác thu mua tại ruộng giá 900 nghìn đồng/tấn.

Theo bà Hiền, trồng ngô sinh khối vừa tận dụng được thời gian rỗi đất giữa vụ hè thu và vụ xuân năm sau, vừa tạo nguồn thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông và có thể liên kết để tìm đầu ra. Thời gian sinh trưởng của ngô sinh khối ngắn, đủ để kịp sản xuất vụ xuân. Trong vụ đông, trồng ngô sinh khối hiệu quả cao hơn trồng ngô lấy hạt.

“Trồng ngô sinh khối, thời gian được rút ngắn khoảng 20 ngày so với trồng ngô lấy hạt nên vẫn kịp sản xuất vụ xuân. Ngô sinh khối ở đây năng suất đạt 2,5 - 2,6 tấn/sào (50 - 52 tấn/ha), nông dân có thể thu về trên dưới 2,5 triệu đồng/sào. Tính ra, hiệu quả ngô sinh khối cao hơn ngô lấy hạt từ 25 - 30%”, bà Hiền chia sẻ.

Trồng ngô sinh khối hiệu quả cao hơn ngô lấy hạt và giảm thời gian sử dụng đất, thuận lợi bố trí mùa vụ tiếp theo. Ảnh: VD.

Trồng ngô sinh khối hiệu quả cao hơn ngô lấy hạt và giảm thời gian sử dụng đất, thuận lợi bố trí mùa vụ tiếp theo. Ảnh: VD.

Tiến sỹ Hoàng Tuyển Phương, Trưởng phòng Tư vấn chuyển giao công nghệ và Khuyến nông thuộc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông cho biết, dự án trồng ngô sinh khối tại các địa phương đã thu được những thành công nhất định.

Bước đầu, nông dân đã được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc làm sao để ngô sinh khối cho năng suất cao. Thông qua mô hình, nông dân cũng sẽ dần làm quen với việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Ông Phương cho biết thêm, trong các vụ đông vừa qua, dự án đã triển khai mô hình trồng ngô sinh khối tại các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Hà Giang, Sơn La... Tại các địa phương này, dự án hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân tham gia mô hình và một phần chi phí giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đến thời điểm này, hầu hết các mô hình do dự án triển khai đều cho năng suất trên 50 tấn ngô sinh khối/ha, hiệu quả kinh tế rất rõ rệt.

“Dự án triển khai chưa được nhiều vì nguồn vốn có hạn. Nhưng cái được nhất là việc triển khai mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao, mở ra cho nông dân một hướng đi mới trong sản xuất vụ đông. Thông qua các mô hình, nông dân và ngành nông nghiệp địa phương sẽ xây dựng được các mối liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm”, ông Phương chia sẻ.

“Dự án triển khai chưa được nhiều vì nguồn vốn có hạn. Nhưng cái được nhất là việc triển khai mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao, mở ra cho nông dân một hướng đi mới trong sản xuất vụ đông. Thông qua các mô hình, nông dân và ngành nông nghiệp địa phương sẽ xây dựng được các mối liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm”, ông Phương chia sẻ.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.