| Hotline: 0983.970.780

Ngô sinh khối nơi 'chảo lửa' Krông Pa

Thứ Hai 08/11/2021 , 10:30 (GMT+7)

GIA LAI Nông dân Krông Pa (Gia Lai) từng xoay sở đủ loại cây trồng... Nhưng khi có hợp tác xã về đầu tư, bao tiêu ngô sinh khối, bà con lập tức 'ưng cái bụng'.

Ngô xanh nơi “chảo lửa”

Với huyện Krông Pa (Gia Lai), nông dân nơi đây đã trồng ngô từ lâu, nhưng chỉ là ngô nếp (ngô địa phương) dùng để ăn chơi, hoặc ngô lai thu hạt dùng để chế biến làm thức ăn chăn nuôi. Còn ngô sinh khối thì mới chỉ trồng thử một vài vụ gần đây. Tuy nhiên, ngô sinh khối đã khẳng định được vị thế nơi đồng đất mà một thời, được mệnh danh là “chảo lửa” này.

Lão nông Sil Bin (người đội mũ) bên ruộng ngô sinh khối được mùa. Ảnh: Đ.L.

Lão nông Sil Bin (người đội mũ) bên ruộng ngô sinh khối được mùa. Ảnh: Đ.L.

Lão nông Sil Bin (buôn Prông, xã Ia M’lah) là một trong những hộ dân đầu tiên trồng thử nghiệm ngô sinh khối ở đây. Sil Bin có 4 ha đất thổ cư. Bao nhiêu năm nay, ông loay hoay với đủ loại cây trồng như mía, sắn, mè... Tuy nhiên, cuộc sống vẫn cứ bấp bênh, theo sự bấp bênh của giá cả, của thời tiết, rồi sâu bệnh…

Ông cho biết: Mía thì năm được năm mất, có khi thu xong, không cân ngay được nên bị mất chữ đường, thậm chí có năm “bà hỏa” ghé thăm, thiêu rụi luôn cả ruộng mía rộng lớn, vậy là trắng tay. Còn sắn thì cũng không khá hơn là mấy. Có những năm, sắn bị bệnh khảm lá hoặc úng nước, cả 4ha gần như không thu được củ nào. Năm nay, ông chỉ trồng 2ha sắn, còn lại 2ha, ông trồng thử ngô sinh khối.

Sil Bin đưa chúng tôi ra đồng. 4ha đất của ông được chia đều thành hai khoảnh bởi con đường đi ở giữa. Bên trái là ruộng sắn sắp thu hoạch, tuy nhiên cả vườn sắn đã bị mắc bệnh khảm lá. Những lá sắn vàng úa, cong queo bám hờ trên những cái đọt gần như không cõng nổi cả chiếc lá. Sil Bin than vãn: “Hai hec-ta sắn năm nay xem như mất trắng do mắc bệnh khảm lá. Cũng may mà còn có 2ha ngô cứu vớt”.

Chỉ ruộng ngô liền kề, Sil Bin nói: “Tám mươi ngày rồi đấy, khoảng mười ngày nữa là thu hoạch rồi”. Ruộng ngô của Sil Bin được trồng từ giống nhập khẩu Thái Lan. Cây ngô cao vượt đầu người, lá xanh ngằn ngặt, mỗi cây “cõng” 2 bắp ngô to hơn bắp tay người lớn.

Ông đưa tay bóc thử một bắp ngô, hạt cứ căng mọng và đều tăm tắp. Ông cho biết: Ruộng ngô này, năng suất sinh khối không dưới 50 tấn mỗi ha, 2ha được 100 tấn. Với giá bán ngô sinh khối tại ruộng là 600 đồng/kg, mùa mưa ông sẽ thu về khoảng 60 triệu đồng. Đó là giá bán mùa mưa, còn giá mùa khô là 800 đồng/kg. Trừ chi phí khoảng 12 triệu đồng thì mỗi ha còn lãi được khoảng trên 20 triệu đồng.

Sẽ là cây làm giàu

Sil Bin cho biết: Cây ngô sinh khối đến với ông một cách rất tình cờ. Một hôm, một người đại diện cho Liên hiệp Hợp tác xã Tinh dầu bạc hà Tây Bắc Gia Lai (Hợp tác xã) đến đặt vấn đề, đề nghị ông trồng thử. Giống và phân bón được Hợp tác xã ứng trước, đến khi thu hoạch sẽ khấu trừ vào sản phẩm.

Toàn bộ sản phẩm từ thân, lá, quả đều được Hợp tác xã thu mua theo hợp đồng thỏa thuận. Ngay vụ thử nghiệm đầu tiên của 2 ha mùa khô vừa rồi, ông đã thu về 80 triệu đồng. Ông tính toán: Trừ chi phí tiền công cày đất, giống và phân bón 12 triệu đồng/ha, ông có lãi ròng 28 triệu đồng mỗi ha, chỉ trong vòng 3 tháng.

“Trồng sắn cả năm mới thu hoạch, chưa kể giá cả bấp bênh, rồi sâu bệnh mất mùa. Trong khi trồng ngô sinh khối chỉ mất ba tháng mỗi vụ, giá cao và đầu ra ổn định. Vậy nên tôi quyết định trồng tiếp vụ thứ hai này”, Sil Bin chia sẻ.

Doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho nông dân Krông Pa trồng ngô sinh khối. Ảnh: Đ.L.

Doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho nông dân Krông Pa trồng ngô sinh khối. Ảnh: Đ.L.

Cũng ở xã Ia M’lăh, gia đình bà Vũ Thị Tuyết ở buôn Tân Túc trồng 2,5ha ngô sinh khối vụ thứ hai. Bà Tuyết cho biết: Trước đây gia đình bà trồng mía, mỗi năm thu hoạch một vụ. Trừ chi phí, 2,5ha mía lãi 80 triệu đồng. Tuy nhiên đó là một năm, và đúng năm mía được mùa, được giá. Được sự vận động của Hợp tác xã, gia đình bà chuyển sang trồng thử nghiệm ngô sinh khối.

“Do trồng trúng vào mùa nắng, lại là vụ đầu nên chưa có kinh nghiệm, trỉa thưa nên năng suất không cao, trừ chi phí chỉ thu được 70 triệu đồng”, bà Tuyết cho biết. Tuy nhiên bà vẫn đầu tư trồng tiếp vụ thứ hai, và “vụ này chắc suất năm mươi tấn mỗi ha”, bà Tuyết khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc HTX Tinh dầu bạc hà Tây Bắc Gia Lai nhận xét: Huyện Krông Pa có quỹ đất lớn, lại phù hợp với cây ngô lai. Ngoài ra, công trình thủy lợi Ia M’lăh đảm bảo nguồn nước tưới cho mùa khô nên trồng ngô sinh khối ở đây là hết sức phù hợp.

“Hợp tác xã sẵn sàng hỗ trợ ban đầu về giống, phân bón và tư vấn kỹ thuật. Đến khi thu hoạch, Hợp tác xã thu mua tận ruộng cho bà con, giá cả thì theo hợp đồng thỏa thuận ban đầu”, ông Cường khẳng định.

Một lợi thế rất lớn cho người trồng ngô sinh khối ở Krông Pa, đó là Công ty TNHH Trang trại bò sữa CNC đã thành lập ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên), ngay cạnh huyện Krông Pa. Đây là đơn vị chăn nuôi đại gia súc, chuyên về bò sữa, thức ăn chủ lực là ngô sinh khối. Theo đó, nếu phát triển vùng nguyên liệu ở Krông Pa, người dân nơi đây sẽ hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho sản phẩm.

Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, ông Hồ Văn Thảo cho biết: Định hướng phát triển cây trồng của huyện là đa dạng hóa các loại cây trồng, trên tinh thần giảm diện tích sắn, tăng diện tích cây ăn quả ở những vùng có kênh mương đi qua.

Với cây ngô, huyện xác định trồng 700ha ngô lấy hạt. Riêng với cây ngô sinh khối, nếu các doanh nghiệp đầu tư cho nông dân có hiệu quả thì huyện hoàn toàn ủng hộ, bởi vùng đất gần công trình thủy lợi có nước quanh năm, quỹ đất lại rộng.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm