| Hotline: 0983.970.780

Giữ chân lao động, đẩy mạnh khai thác mủ cao su

Chủ Nhật 21/04/2024 , 16:15 (GMT+7)

Người lao động là vấn đề then chốt để Công ty Cổ phần cao su Lai Châu đạt được kế hoạch khai thác hơn 6.800 tấn mủ trong năm 2024.

Ông Bùi Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cao su Lai Châu chia sẻ kế hoạch khai thác 2024. Ảnh: H.D.

Ông Bùi Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cao su Lai Châu chia sẻ kế hoạch khai thác 2024. Ảnh: H.D.

Ông Bùi Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cao su Lai Châu cho biết, năm 2024, công ty đưa vào khai thác 6.506ha, sản lượng kế hoạch năm là 6.800 tấn. Để chuẩn bị cho mục tiêu nêu trên, công ty có nhiều chính sách đạt sản lượng được giao đặc biệt là vấn đề lao động.

Đối với công ty, lao động luôn là vấn đề then chốt để đạt được kế hoạch sản lượng năm 2024. Khi mà trước đó, năm 2023, công rất phụ thuộc vào lao động địa phương khiến việc điều hành, sản xuất kinh doanh bị động, nhất là đảm bảo cho công nhân đủ nhát cạo trong năm.

Trước thực tế đó, năm 2024, công ty chuyển sang trạng thái chủ động thu hút thêm lao động ở địa phương khác tới làm việc, dự kiến tỷ lệ 50-50, tùy thuộc tình hình thực tế của mỗi nông trường.

Ngoài ra, công ty đưa ra các chính sách để giữ chân người lao động, để gắn bó với công ty, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Công ty tính toán lại đơn giá cạo mủ cho công nhân; tính toán, phân phối tiền lương của cả năm ví dụ thời điểm sản lượng ít thì đơn giá cao hơn hoặc tạo công ăn việc làm thêm cho công nhân để có thu nhập. Qua đó, công nhân có thu nhập ổn định trong suốt năm 2024”, ông Bùi Thanh Tâm nói. 

Thứ hai, công ty tạo điều kiện sinh hoạt, xây nhà ở cho công nhân, hỗ trợ điện, nước, hỗ trợ học tập cho công nhân ở xa tới. Công ty cũng đẩy mạnh vấn đề về kỹ thuật do số lượng công nhân nhiều nên việc đào tạo hết sức quan trọng. Hiện công ty đã mở nhiều lớp đào tạo công nhân trước khi bắt tay vào cạo mủ. Mỗi lớp đào tạo kéo dài khoảng 7 ngày, khi người công nhân thành thục mới được làm việc thực tế, qua đó có thể bắt nhịp được ngay với công việc. 

Ngoài ra, công ty có chính sách khen thưởng, kỷ luật, khuyến khích người lao động gia tăng năng suất bằng việc giao sản lượng cho tổ trưởng. Khi vượt sản lượng được giao sẽ có khen thưởng hằng tháng. Còn sản lượng không đạt, công ty sẽ phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan để có giải pháp làm sao để người công nhân tận tụy công việc, đưa công sức vào khai thác. 

Việc ổn định lao động giúp Công ty Cổ phần cao su Lai Châu đạt sản lượng kế hoạch đặt ra. Ảnh: H.D.

Việc ổn định lao động giúp Công ty Cổ phần cao su Lai Châu đạt sản lượng kế hoạch đặt ra. Ảnh: H.D.

Cũng theo ông Bùi Thanh Tâm chia sẻ, hiện nay, một số công nhân có tâm lý muốn rút bảo hiểm một lần và chuyển đổi trạng thái sang hợp đồng khoán sản phẩm. Về vấn đề này, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu đã mời Sở LĐTBXH tỉnh Lai Châu phối hợp tuyên truyền cho công nhân. Mặt khác, công ty đã có giải pháp bằng việc khi công nhân ký hợp đồng chính thức sẽ có đơn giá sản phẩm cao hơn; có chính sách khen thưởng, lương tháng thứ 13… Còn đối với lao động nhận khoán, đơn giá sản phẩm sẽ thấp hơn. Khoản chênh lệch giữa lao động chính thức và nhận khoán, công ty sẽ nộp bảo hiểm cho người lao động.

Về vấn đề vườn cây năm 2024, dự kiến thu hoạch trên 1 tấn/ha, chất lượng mủ Công ty Cổ phần cao su Lai Châu đánh giá có chất lượng tốt nhất kể từ khi đưa vườn vào khai thác đến nay.  Do đó, công ty sẽ thực hiện chế độ cạo D3 (3 ngày cạo 1 lần); thứ 2 thời điểm cạo bắt đầu từ đầu tháng 4, tỷ lệ đưa vào cạo là khoảng 75%. Công ty dự kiến từ nay đến cuối tháng 4, 100% diện tích khai thác sẽ được đưa vào cạo mủ.  

Hiện nay, thời tiết tại Lai Châu đang rất hanh khô, bước vào cao điểm mùa nóng nắng nóng do đó công tác phòng cháy chữa cháy Công ty Cổ phần cao su Lai Châu đặt lên hàng đầu. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là thường xuyên đi kiểm tra vườn cây sớm phát hiện những nguy cơ cháy; thứ hai, công ty tuyên truyền cho công nhân và người dân trong khu vực cẩn trọng, nâng cao nhận thức trong phòng cháy chữa cháy; thứ ba, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu kết hợp chính quyền địa phương, người công nhân, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. 

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.