| Hotline: 0983.970.780

Giữ rừng Na Hang

Thứ Ba 12/08/2014 , 10:13 (GMT+7)

Ban Quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã giao 4.450 ha đất cửa rừng phòng hộ tiếp giáp mặt nước lòng hồ thủy điện Na Hang cho 40 hộ gia đình.

Các hộ sẽ tổ chức SX, chăn nuôi theo hướng trang trại, gắn với nhiệm vụ bảo vệ rừng...

Huyện Lâm Bình có 39.752 ha rừng phòng hộ thủy điện Na Hang ở 8 xã: Thượng Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên, Bình An, Thổ Bình và Hồng Quang. Trong đó, 3 xã có rừng phòng hộ tiếp giáp lòng hồ là Khuôn Hà, Phúc Yên, Thượng Lâm. Nơi đây vẫn còn lưu giữ rất nhiều cây gỗ quý hiếm như đinh, nghiến...

Năm 2007, thủy điện Na Hang tích nước, cũng là lúc hàng nghìn hộ dân lòng hồ được di chuyển đến nơi ở mới. Song khi nước dâng lên, hàng trăm hộ lại kéo về khu vực lòng hồ để đóng thuyền bè và dựng nhà để mưu sinh...

Trước thực trạng gia tăng áp lực của người dân với rừng phòng hộ, huyện Lâm Bình đã chỉ đạo chính quyền các xã đã phối hợp với Ban QLDA rừng phòng hộ thực hiện hợp đồng giao khoán thí điểm 5 năm đối với các phần đất trên cốt ngập nước, bước đầu lựa chọn 40 hộ gia đình có lực lượng lao động, có nhu cầu đất rộng để trồng trọt, chăn nuôi trang trại.

Các hộ nhận khoán bảo vệ phần đất rừng phòng hộ được trồng cây lương thực, cây dược liệu chỗ thấp, kèm theo chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản nhưng phải có trách nhiệm bảo vệ rừng tự nhiên.

Qua đánh giá của các cơ quan chức năng, trong số 40 hộ dân bản địa nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ lòng hồ thủy điện Na Hang đã có 37 hộ không chỉ làm tốt bảo vệ rừng, mà còn làm kinh tế trang trang hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo ra nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường.

Đối với những lô khoảnh giáp ranh giữa các hộ, Ban QLDA rừng phòng hộ có biên bản chốt ranh giới, rồi chuyển cho các hộ ký giáp ranh, buộc trách nhiệm của từng hộ với từng cây rừng cụ thể.

Nếu hộ nào cho người khác đi qua đất được khoán để lên rừng khai thác gỗ nhà khác cũng bị xử phạt. Nếu để xảy ra chặt phá rừng thuộc phần đất của mình quản lý, thì phải bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Mỗi hộ được nhận khoán từ vài chục, đến vài trăm ha đất cửa rừng phòng hộ, phần đất giao khoán thường chạy dọc theo mép nước hồ. Người nhận khoán được phép dựng nhà tạm, đảm bảo nơi ăn ở hợp vệ sinh và có chuồng trại chăn nuôi.

Ngoài ra, còn được tận dụng mặt nước hồ gần bờ để chăn nuôi cá lồng, vịt, ngan, ngỗng để có trách nhiệm bảo vệ phần đất được giao khoán theo mặt nước hồ và không cho người khác dựng lán trại.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người gác cửa rừng không phải nộp bất cứ khoản nào, thậm chí còn được ưu tiên xem xét cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhất để chăn nuôi theo mô hình trang trại vừa và nhỏ.

Ông Cháng A Dìn, thôn Nà Hu, xã Khuôn Hà được giao khoán bảo vệ 429 ha rừng phòng hộ tại khu vực Phạc Mạ, nơi được coi là điểm nóng quản lý lâm sản những năm trước đây, chia sẻ: "Ngày nào mình cũng đi thuyền dưới hồ để đánh cá và trông đàn trâu, bò thả trên núi. Lúc rảnh thì lên rừng lấy củi, hái rau rừng, nên ở trên mấy ngọn núi kia có tổ ong, tổ chim nào mình cũng biết hết, thì ai còn dám lên rừng của mình chặt cây nữa...".

Còn gia đình anh Nguyễn Văn Tùng, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm nhận bảo vệ 62 ha rừng khu vực núi Phủng. Nơi đây có lợi thế là nhiều diện tích đồi cỏ thấp và sát vùng ngập nước nên anh Tùng không chỉ làm tốt bảo vệ rừng, mà còn chăn nuôi trâu bò rất hiệu quả. Chỉ hơn 1 năm qua, anh đã vỗ béo và xuất bán nhiều con trâu, bò, dê, thu về cho gia đình hơn 300 triệu đồng...

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.