| Hotline: 0983.970.780

Giúp nông dân khá lên

Thứ Năm 28/07/2011 , 15:44 (GMT+7)

Tình trạng đào tạo nghề ở Đông Nam bộ và ĐBSCL vẫn còn khá yếu, cả về mạng lưới dạy nghề lẫn tỷ lệ lao động được đào tạo.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, dù là những vùng kinh tế quan trọng hàng đầu của cả nước, nhưng cho đến nay, thực trạng đào tạo nghề ở Đông Nam bộ và ĐBSCL vẫn còn khá yếu, cả về mạng lưới dạy nghề lẫn tỷ lệ lao động được đào tạo nghề.

Hiện nay các tỉnh, TP ở Đông Nam bộ, lực lượng lao động là 7,73 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là 17,5%. Còn ở ĐBSCL, hiện có 9,9 triệu lao động, và chiếm hơn 1 nửa (55,3%) là lao động nông nghiệp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở 2 khu vực này khá thấp: ĐNB có 19,4% lao động đã qua đào tạo, ĐBSCL là 7,8%. Chính vì thế, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của cả nước vào khoảng 2,9%, thì tỷ lệ thất nghiệp ở ĐNB lên tới 4,5% và ĐBSCL là 3,3%.

Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là do mạng lưới cơ sở dạy nghề ở cả ĐNB lẫn ĐBSCL còn quá mỏng. Đến hết năm 2010, cả nước có 1.233 cơ sở dạy nghề, trong đó ĐNB chỉ có 176 cơ sở (21 trường cao đẳng nghề, 52 trường trung cấp nghề và 103 trung tâm dạy nghề), còn ĐBSCL có 179 cơ sở dạy nghề (11 cao đẳng nghề, 25 trung cấp nghề và 143 trung tâm dạy nghề).

Tính ra, tổng số cơ sở dạy nghề của cả 2 vùng này cộng lại (357 cơ sở) chưa bằng vùng ĐBSH (354 cơ sở). Số lượng trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề hay trung tâm dạy nghề của cả 2 vùng này cũng thấp hơn số lượng hệ dạy nghề tương ứng ở ĐBSH.

Mạng lưới mỏng, giáo viên ít, nên tuyển sinh dạy nghề cũng thấp. Tuyển sinh dạy nghề thời gian từ 1 năm trở lên, ở ĐBSCL chỉ có 19.332 chỉ tiêu (2010), ĐNB có khá hơn khi gấp hơn 2 lần ĐBSCL (43.025 chỉ tiêu), nhưng vẫn thua xa ĐBSH (112.767 chỉ tiêu).

Chính vì thế, theo ông Nguyễn Ngọc Phi, việc đẩy mạnh công tác dạy nghề ở Nam bộ trong thời gian tới đang là một yêu cầu cấp thiết. Trong đó, vùng ĐBSCL hiện còn tới 55,3% lao động nông nghiệp là quá cao. Theo Quyết định 1033/TTg vừa được ban hành ngày 30/6/2011, về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015, tới năm 2015, ĐBSCL sẽ có 22 trường cao đẳng nghề, 35 trường trung cấp nghề và mỗi quận/huyện có ít nhất 1 trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề. Mục tiêu là đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, bình quân đào tạo 445.000 lượt người/năm. Tổng kinh phí cho chương trình dạy nghề ĐBSCL đến 2015 là gần 26.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Phi cho rằng để đạt được những mục tiêu trên, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên, mở rộng mạng lưới dạy nghề theo hướng đi sâu vào chất lượng. Đồng thời, việc hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề ở ĐBSCL cần phải làm sao huy động được khoa học, công nghệ trình độ từ trung bình tới hiện đại của thế giới vào nông nghiệp, nông thôn khu vực này.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Phi, ngoài đầu tư từ Nhà nước, cũng rất cần sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp vào công tác dạy nghề nông thôn ĐBSCL, nhất là những doanh nghiệp gắn với vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn của nông dân, mà điển hình là mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Cty CP BVTV An Giang. Có như vậy, mới hy vọng đạt được tỷ lệ 70-80% người học nghề có việc làm. Và quan trọng hơn là sự liên kết dạy nghề, tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn của doanh nghiệp sẽ giúp cho nông dân ĐBSCL từng bước khá lên.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.