| Hotline: 0983.970.780

Góp Tết với phận nghèo nơi phồn hoa

Thứ Năm 27/01/2011 , 08:46 (GMT+7)

Sau khi trao 1.400 suất quà cho học sinh và người dân nghèo ở Yên Bái, hôm qua (26/1), Quỹ Thiện Tâm (Cty Cổ phần VINCOM) lại cùng Báo NNVN mang cái Tết đến với những mảnh đời nghèo khó tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Sau khi trao 1.400 suất quà cho học sinh và người dân nghèo ở Yên Bái, hôm qua (26/1), Quỹ Thiện Tâm (Cty Cổ phần VINCOM) lại cùng Báo NNVN mang cái Tết đến với những mảnh đời nghèo khó tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là địa phương mà chúng tôi đã nhắc đến trong loạt bài "Phận nghèo giữa chốn phồn hoa" cách đây chưa lâu. 

>> Tết ấm ngược miền giá rét
>> Phận nghèo giữa chốn phồn hoa

Đúng vào ngày ông Công, ông Táo, trên những cung đường xóc nẩy người, lầm bụi đỏ chạy qua trung tâm xã Bắc Sơn, không khí Tết đã đến với những đám kẹo chè, rượu bánh màu mè bày đầy đường, với những thực phẩm thiết yếu cùng lá dong, giang lạt, với những cành đào, cây quất bé con con, vẹo vọ, lơ phơ quả, nụ…  

Sau loạt bài phóng sự khởi đăng trên NNVN “Phận nghèo giữa chốn phồn hoa” viết về những cảnh người nghèo ở hai xã Bắc Sơn, Nam Sơn, nhiều độc giả gọi điện, viết thư cho chúng tôi kể rằng mình đã rơi nước mắt. Chị Lan Anh, đại diện Quỹ Thiện Tâm liên lạc ngay cho chúng tôi, bảo chuẩn bị sẵn 200 suất quà, mỗi suất gồm 15 kg gạo, 2 lít dầu ăn, 1 lít nước mắm, 10 gói bột canh trị giá 300.000đ để sẵn sàng giúp người nghèo xã Bắc Sơn có một cái Tết no đủ hơn. 

 Tháng trước lên, tôi biết Bắc Sơn có 693 hộ nghèo, lần này do chuẩn nghèo mới, danh sách vọt lên 1.445 hộ nghèo và trên 500 hộ cận nghèo. Con số vô tri mà làm mắt tôi thấy cay xè. Phó Chủ tịch xã Lê Sĩ Minh an ủi: “Bao giờ các chương trình từ thiện khác đến sẽ đến lượt người khác có phần chứ không bỏ rơi bất kỳ một ai. Món quà lần này thiết thực ở chỗ toàn gạo, dầu, mắm, muối sẽ giúp cho bà con đỡ phải mua sắm mà vẫn có Tết vui vẻ”. 

Sân Ủy ban xã chẳng mấy đông như một ngày hội. Những ông bà râu tóc bạc phơ co ro trong những bộ quần áo nhàu nhĩ, cũ mèm. Những cô chú lam lũ đem theo cả sắp nhỏ khóc toe toe trên tay vì thấy cảnh lạ. Mỗi người đều cắp theo một cái bao tải bên mình để đựng hàng quà tặng. Anh Trần Văn Chính ở thôn Đô Lương lê lết thân người, đu đưa theo cái gậy. Anh đến lĩnh quà mà phải nhờ người mang hộ. Chính bị tan nạn gãy 3 đoạn cột sống năm 2007 vì ngôi nhà nát đổ đè phải, để lại gánh nặng cơm áo gạo tiền cùng 2 đứa con nhỏ cho người vợ trẻ.  

Anh Chính bảo: “Nhà chưa sắm Tết được thứ gì, vợ vẫn mải đi làm may còn tôi trông 2 đứa con nhỏ. May quá, được phát quà thế này, Tết sẽ đỡ phải lo toan mua sắm”. Bà Nguyễn Thị Thìn ở thôn Đô Tân thú thực ngày ông Công, ông Táo của mình trên bàn thờ có mỗi bát chè: “Nhà neo người quá, có hai mẹ con, nghèo gần như không nghĩ đến sắm Tết”.  

Nhóm chị Đặng Thị Dậu - Nguyễn Thị Hương ở thôn Lai Sơn vừa từ bãi rác về sau ca bới từ 1 h sáng đến 7h sáng. Bắc Sơn có khoảng 1.000 người đi bới rác ở bãi thải thành phố, tập trung nhất là thôn Lai Sơn. “Chúng em không có tiền đóng 300.000đ/tháng cho các chủ lán (cai) để được bảo kê bới những đống mới do họ xí được mà toàn bới mót thôi. Bởi thế chỉ được những đồ không đáng tiền như một cân bìa bán 200đ, một cân thủy tinh bán 300đ, một cân túi nylon giòn bán 2.000đ, dẻo 3.000đ…chẳng ăn thua. Người đóng tiền luật cho cai cũng chẳng sướng gì, được bới rác mới nhưng chỉ được lấy một số thứ còn túi nylon phải nộp lại cho chủ lán. Tất cả đều phải đóng thêm tiền vé gửi xe 2-3.000đ/cái. Rét mướt, bẩn thỉu thế mà cả tối chỉ được 30-40.000đ, ai nhanh tay còn có chỗ bới chứ chậm thí là có kẻ bổ cả cái cào vào đầu ngay hay có người đang bới rác mà gục xuống hố ngất xỉu vì khí gas”.  

Tiếng đọc danh sách oang oang mà có người ngập ngừng, lóng ngóng mãi với cây bút, không ký nổi tên vì không biết chữ. Buổi phát quà, nhiều nhân vật vắng mặt, người thì tàn tật, kẻ không bình thường nên chính quyền xã phải đem quà đến tận nhà để tặng. Chúng tôi ra về, ngoái đầu lại nhìn trên những con đường lầm bụi, những đoàn người vai vác hàng, mặt hoan hỉ, cười đùa trong giá rét.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm