Những năm qua, các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu, cũng như người nuôi tôm Việt Nam đã và đang “đau đầu” tìm giải pháp hiệu quả nhằm chặn đứng dịch bệnh này.
EMS – “Chướng ngại vật” khó nhằn trong nuôi tôm
Hội chứng Tôm chết sớm (EMS) còn được gọi là Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Tác nhân gây bệnh là một số chủng vi khuẩn Vibrio mang gen PirA và PirB, có khả năng sinh ra độc tố phá vỡ cấu trúc bình thường của gan tụy dẫn đến hoại tử. EMS đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm và ngành thủy sản không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trong khu vực.
Tôm nhiễm EMS có gan tụy nhợt nhạt, bị teo đáng kể và ruột có biểu hiện bị đứt khúc hoặc trống rỗng. Một dấu hiệu nhận biết khác nữa là vỏ tôm thường mềm. Đôi khi có thể nhìn thấy các đốm hoặc vệt đen bên trong gan tụy.
Thông thường, EMS có thể bùng phát trong vòng 10 đến 45 ngày kể từ khi đưa tôm giống vào ao nuôi, diễn biến rất nhanh và gây tỷ lệ chết đặc biệt cao (lên đến 80 – 90% trong vòng 3 – 5 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý).
Với người nuôi tôm lâu năm ở Bạc Liêu, EMS luôn ám ảnh trong tháng đầu tiên thả tôm giống. Nếu lỡ ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này, gần như không thể tránh khỏi việc mất trắng, bỏ vụ. Bà con hiện không mong gì hơn là tìm ra một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa hiệu quả EMS, giúp tôm khỏe mạnh, về đích an toàn và thành công.
Kỳ vọng một giải pháp thỏa lòng người nuôi tôm
Theo các chuyên gia hàng đầu về nuôi tôm, việc phòng ngừa EMS cần được thực hiện sớm và đều đặn. Hiện giải pháp ngăn ngừa EMS bao gồm việc kết hợp các biện pháp sau: Một là sử dụng con giống sạch bệnh và cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng để loại yếu tố nguy cơ ngay từ ban đầu. Hai là quản lý tốt các điều kiện môi trường của ao nuôi, bởi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi tăng cao là điều kiện thuận lợi để EMS bùng phát. Và ba là một chế độ ăn giúp nâng cao sức khỏe gan tụy và sức đề kháng của tôm trong tháng đầu tiên, vốn là thời gian tôm có nguy cơ mắc EMS cao nhất.
Nhằm đồng hành với người nuôi tôm Việt Nam trong việc giải bài toán khó về EMS, Grobest Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và đưa ra các sáng kiến mới để phòng ngừa hiệu quả hội chứng nguy hiểm này.
Vào ngày 21/02/2022 tới đây, Grobest sẽ chính thức tung ra thị trường một sản phẩm thức ăn chức năng mới với công thức và phụ gia độc quyền giúp kích hoạt khả năng miễn dịch, phòng ngừa các nguy cơ gây EMS.
Chia sẻ về sản phẩm mới này, đại diện Grobest Việt Nam cho biết: “Đây được xem là dòng thức ăn cho tôm tiên phong trên thị trường, có tác dụng như một “lá chắn trực tiếp” cho tôm trước EMS. Sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu của Grobest nghiên cứu và phát triển, hứa hẹn sẽ giúp người nuôi tôm nhẹ nỗi lo, an tâm trước những diễn biến thất thường trong mùa vụ mới, thúc đẩy nuôi tôm khỏe.
Được thành lập từ năm 1974 tại Đài Loan – “cái nôi” của ngành nuôi trồng thủy sản thế giới, với hơn hai thập kỷ đồng hành cùng người nuôi tôm Việt Nam, Grobest luôn duy trì vị thế dẫn đầu trong việc nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm thức ăn chức năng hiệu quả cao có nguồn gốc tự nhiên, không chứa chất kháng sinh nhằm hướng đến việc nuôi trồng bền vững và thân thiện với môi trường.
Điển hình là dòng thức ăn chức năng Super Shied với khả năng tăng cường sức khỏe gan tụy, tăng sức đề kháng và là một trong các giải pháp quen thuộc với người nuôi tôm trong nước, giúp phòng ngừa và chặn đứng những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn ở tôm. Song song đó, các dòng sản phẩm khác như Vannamei, Gold Shield… cũng được đánh giá rất cao về chất lượng, đảm bảo sức khỏe toàn diện cho tôm.
Người nuôi tôm quan tâm đến sản phẩm này có thể theo dõi những thông tin mới nhất được cập nhật liên tục tại fanpage https://www.facebook.com/GrobestVietnam.