| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Rét, dịch bệnh đe dọa đàn gia súc

Thứ Tư 23/12/2020 , 08:00 (GMT+7)

Thời tiết rét đậm, rét hại đang đe dọa sức khỏe của đàn trâu, bò tại các địa phương ở tỉnh Hà Giang. Nhiều vùng núi cao, nhiệt độ chỉ khoảng 3 độ C.

Người dân Hà Giang đang chủ động các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn trâu, bò trong những ngày thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Đào Thanh.

Người dân Hà Giang đang chủ động các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn trâu, bò trong những ngày thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang, trong những ngày qua thời tiết tại Hà Giang dao động từ 8 đến 11 độ, tại các vùng núi cao thời tiết từ 1 đến 4 độ C. Đây là điều kiện lý tưởng để các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tụ huyết trùng, lở mồm long móng tấn công đàn gia súc.

Đến nay, toàn tỉnh Hà Giang có hơn 111.100 hộ chăn nuôi trâu bò với tổng đàn trên 286.500. Qua rà soát của ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang, trong số các hộ chăn nuôi trâu bò kể trên thì chỉ có hơn 90.200 hộ có chuồng trại kiên có, chiếm 81,26%. Còn lại là hơn 20.800 hộ còn là chuồng tạm. Đặc biệt có 13 hộ tại huyện Hoàng Su Phì vẫn còn chăn nuôi theo hình thức thả rông, chưa có chuồng trại.

Thôn Si Khà Lá, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần có 69 hộ dân, trung bình mỗi nuôi từ 2 con trâu, bò trở lên. Do kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi nên công tác phòng, chống đói, rét được người dân khá chú trọng.

Ông Lù Văn Lìn, Trưởng thôn Si Khà Lá cho biết, thôn ở trên núi cao những ngày qua nhiệt độ xuống chỉ còn 3 độ C. Để đàn vật nuôi khỏe mạnh, ngoài việc thực hiện biện pháp che chắn chuồng trại, tất cả các hộ dân trong thôn đã tận dụng nguồn rơm khô sau khi thu hoạch lúa để làm thức ăn dự trữ cho gia súc. 

Ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang cho biết, để phòng chống đói rét cho trâu bò, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại cho người nông dân, các ngành chức năng của tỉnh đã chủ động tuyên truyền người dân thực hiện làm chuồng trại kiên cố, che chắn cẩn thận đảm bảo cho đàn gia súc đủ ấm để hạn chế dịch bệnh; tăng cường áp dụng biện pháp ủ chua để tăng lượng dự trữ, hạn chế cỏ bị chết do ro sương muối và băng giá. Diện tích đồng cỏ của cả tỉnh hiện có 28.200 ha, sản lượng cỏ và nguồn phụ phẩm nông nghiệp về cơ bản đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn thô xanh cho đàn gia súc.

Tuy nhiên, ông Bình cũng thừa nhận rằng trên thực tế, công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc ở Hà Giang cũng có những tồn tại nhất định. Như một bộ phận người dân còn chưa chủ động trong việc làm chuồng, che chắn chuồng trại cho đàn gia súc. Vẫn còn trông trờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn, phòng chống đói rét cho đàn gia súc còn chưa thực sự quyết liệt; ý thức bảo vệ, phòng trị bệnh cho đàn gia súc của người dân còn thấp; việc rà soát thống kê chuồng trại hộ có chuồng, chưa có chuồng còn chưa nghiêm túc.

Tỉnh Hà Giang đã có 31 con trâu, bò bị bệnh Viêm da nổi cục tấn công. Ảnh: Trịnh Bình.

Tỉnh Hà Giang đã có 31 con trâu, bò bị bệnh Viêm da nổi cục tấn công. Ảnh: Trịnh Bình.

Một khó khăn kép mà ngành chăn nuôi của tỉnh Hà Giang đang gặp phải đó là bệnh Viêm da nổi cục cũng đã tấn công đàn gia súc của địa phương này. Cụ thể, toàn tỉnh đã có 2 con trâu, 29 con bò của 13 hộ dân tại 2 huyện Mèo Vạc, Xín Mần bị nhiễm bệnh. Các cơ quan chức năng của tỉnh này cũng nhận định, không loại trừ có khả năng dịch bệnh cũng có thể đã xuất hiện ở những địa phương khác nhưng chưa được phát hiện. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.

Trước tình hình trên, ngành NN-PTNT Hà Giang đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành lập đoàn công tác đến kiểm tra thực tế tại cơ sở và hướng dẫn xã Khâu Vai, Xín Mần tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Cử 2 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ huyện Mèo Vạc và Xín Mần để chống dịch. Các địa phương đã sở dụng  70 lít hóa chất, 50 kg vôi bột để tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.

Theo dự báo, thời tiết tại tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục rét đậm rét hại kéo dài, đặc biệt tại các vùng núi cao của huyện Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần bởi vậy việc thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho đàn gia súc là rất cần thiết, tránh những thiệt hại đáng tiếc do thời tiết cũng như bệnh Viêm da nổi cục gây ra.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Cảnh giác sâu bệnh hại lúa giai đoạn trước, trong và sau trỗ

QUẢNG TRỊ Hiện đang là giai đoạn thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, chuột... phát sinh, gây hại.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất