| Hotline: 0983.970.780

Hà Nam dốc sức vụ đông

Thứ Năm 31/10/2013 , 10:25 (GMT+7)

Ông Tăng Xuân Hòa, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hà Nam) cho biết, theo kế hoạch SX vụ đông 2013, toàn tỉnh sẽ gieo trồng khoảng 17.284 rau màu các loại.

Ông Tăng Xuân Hòa, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hà Nam) cho biết, theo kế hoạch SX vụ đông 2013, toàn tỉnh sẽ gieo trồng khoảng 17.284 rau màu các loại. Đến thời điểm này đã đạt trên 80% kế hoạch. 

Trong đó, 3 loại cây được xác định SX chủ lực là đậu tương, ngô và bí xanh, bí đỏ. 2 huyện Lý Nhân và Kim Bảng là địa phương có diện tích cây vụ đông lớn nhất tỉnh. Cụ thể, Lý Nhân trồng gần 6.000 ha, Kim Bảng 2.600 ha. Hiệu quả kinh tế mà cây vụ đông đem lại tương đối cao, chiếm 18 - 20% giá trị SX nông nghiệp.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp Hà Nam, vụ đông năm nay được tiến hành sớm hơn từ 5 - 7 ngày do chỉ đạo thực hiện tốt khung thời vụ. Việc áp dụng TBKT vào SX cũng được áp dụng triệt để.

Một số giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng tốt được đưa vào cơ cấu SX góp phần thu ngắn thời vụ, tập trung cho SX vụ đông. Trong cơ cấu giống lúa của Hà Nam thì có đến 50% lúa lai, 30% giống chất lượng và hoàn toàn không có giống dài ngày.

Xác định được tầm quan trọng của vụ đông, ngay từ đầu vụ, UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo sát sao công tác thực hiện, ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ người dân SX. Dựa vào đó, từng huyện lại có một cơ chế hỗ trợ riêng, phù hợp với tình hình của địa phương.


Nông dân xã Liên Sơn (Kim Bảng) chăm sóc cây bí đỏ Nhật Bản

UBND tỉnh đã hỗ trợ nông dân tiền mua ngô giống, đậu tương với tổng kinh phí trên 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong tháng 9, thời tiết xấu, mưa nhiều đã khiến cho tình hình sâu bệnh phức tạp. Một số diện tích xác định trồng đậu tương bị chậm tiến độ, phải chuyển sang trồng khoai tây.

Vụ đông 2013, lần đầu tiên tại Hà Nam, mô hình SX liên kết giữa 3 nhà là nông dân, ngân hàng, DN được triển khai. Mô hình nhận được sự quan tâm đặc biệt của các hộ dân tham gia. Tại xã Liên Sơn (Kim Bảng, Hà Nam), chính quyền đã phối hợp với Cty CP Chế biến thực phẩm chất lượng cao Hải Hưng (Hưng Yên) triển khai mô hình.

Trên diện tích 33,5 ha, Cty Hải Hưng đã cung ứng toàn bộ giống bí đỏ Nhật Bản giúp 33 hộ dân tham gia SX. Ông Phạm Văn Giá, Chủ nhiệm HTXNN Liên Sơn cho biết, những hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ tiền giống là 7 triệu đ/ha. Còn lại các chế phẩm sinh học, thuốc BVTV nông dân phải bỏ tiền mua.

Theo đánh giá của ông Giá, quy trình chăm sóc giống bí đỏ Nhật Bản này khắt khe hơn các giống bí người dân từng trồng. Một số loại bệnh cây bí dễ mắc phải là lở cổ rễ, sương mai, bọ phấn trắng… Tuy nhiên, cán bộ kỹ thuật của Sở NN-PTNT, Phòng NN- PTNT huyện thường xuyên kiểm tra, yêu cầu bà còn phun thuốc phòng trừ kịp thời.

Bà Trịnh Thị Loan, thôn Do Lễ cho biết, việc chăm sóc cây bí đỏ Nhật Bản khó hơn một chút các loại bí khác, về độ “ăn” phân thì tương đương. Trên cánh đồng ba thôn Do Lễ, Đồng Sơn, Bút Phong (xã Liên Sơn), cây bí đỏ Nhật Bản phát triển khá mạnh mẽ, bộ lá và thân xanh mơn mởn.

Chị Nguyễn Thị Vì, thôn Đồng Sơn cho biết, chăm sóc cây bí đỏ không hề khó nhưng cây lại dễ bị bệnh nấm. Ông Nguyễn Quang Vịnh, Phó Chủ nhiệm HTXNN Liên Sơn khẳng định, một khi cây bị đã bị bệnh là phải nhổ bỏ và không có thuốc nào trị được. Người dân có thể nhận biết bệnh này thông qua những chiếc lá non, ngọn leo có hiện tượng xoăn, héo rũ. Về năng suất dự kiến sẽ đạt khoảng 6 - 7 tạ/sào.

Là người tham gia mô hình trồng bí đỏ Nhật Bản gần như sớm nhất xã Liên Sơn, anh Hoàng Văn Khá, thôn Đồng Sơn chia sẻ, hiện tại 2 sào bí đỏ của gia đình anh đã bắt đầu ra hoa. “Ngoài việc tưới bằng phân chuồng, khi cây bắt đầu phát triển mạnh, tôi còn dùng thêm cả NPK, đạm Ninh Bình để tưới”, anh Khá nói.

Ông Giá thì cho biết, ngay từ khi cây dựng mô hình, phía Cty Hải Hưng đã ký hợp đồng, cam kết bao tiêu toàn đầu ra cho nông dân với giá 3.000 đ/kg. Theo một số hộ dân, mức giá này tương đối thấp.

 Bởi lẽ, các năm trước, người dân trồng bí đỏ luôn bán được giá trên dưới 5.000 đ/kg. Nếu hộ nào chăm sóc tốt, hái ngọn đi bán thì lợi nhuận còn cao hơn. Trung bình, người dân thu về khoảng trên 1 triệu đ/sào.

“Tuy nhiên, đây mới chỉ là mức giá ký theo hợp đồng. Phía Cty cho biết, mức giá vẫn có thể thay đổi dựa vào thị trường, nhưng không quá 70% giá trị chênh lệch”, ông Giá cho biết thêm.

Ngoài bí đỏ Nhật Bản, Sở NN-PTNT Hà Nam còn xây dựng được thêm một vài mô hình như trồng cà chua bi, diện tích 10 ha tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên; mô hình trồng ngô HN88, khoai tây Hà Lan tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng.

Ông Tăng Xuân Hòa cho biết, cũng trong vụ này, Hà Nam đã khuyến khích người dân phát triển nghề trồng nấm. Đã có 158 hộ tham gia, đến nay tiến hành làm được khoảng 873.000 bịch nấm mộc nhĩ.

Về đầu ra, Cty Mây tre đan xuất khẩu Ngọc Động đã ký hợp đồng, bao tiêu cho người dân với số lượng 950.000 bịch. Đồng thời, đơn vị này cung ứng được cho 50 hộ dân với tổng số 550.000 bịch.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất