| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Hàng chục ha cây ăn quả ngắc ngoải vì ngập lụt

Thứ Năm 08/08/2019 , 09:17 (GMT+7)

Hàng chục hecta cây ăn quả (chủ yếu là cam, bưởi) ở xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, bị ngập sâu trong nước nhiều ngày qua khiến chủ vườn như ngồi trên đống lửa.

14-08-24_cy-n-qu-ngp-lut-01
Những cây cam, bưởi tại thôn Gia Cốc bị ngập lâu ngày đang thối rễ, héo lá.

Dù đã huy động ba máy bơm công suất lớn để cứu cam, bưởi, nhưng khu vườn rộng 5ha của ông Nguyễn Thành Khuây, thôn Gia Cốc, xã Kiêu Kỵ vẫn sũng nước như hồ. Lão nông có làn da sạm đen, vừa gạt nước mắt vừa lụp thụp lội thăm cây. Mưa bão xảy ra ba ngày rồi, lượng mưa ít nhưng nhiều khu vườn ngập sâu cả mét. Mực nước trong đồng ngang bằng sông Bắc Hưng Hải, chẳng thể thoát đi đâu được.

Bị bội thực nước, rễ cây bắt đầu ngả màu đen, mùi thối. Những chiếc lá xanh non héo rũ, nhiều quả cam non to như cái chén cũng õng nước, sùi bọt, vỏ vàng khè. “Đau đớn quá chú ơi, bốn năm qua tôi đầu tư vườn cây ăn quả hết vài tỷ. Thế mà năm đầu tiên cam, bưởi cho thu hoạch thì xảy ra họa hại này. Nếu không bị trận ngập, năm nay tôi dự tính thu 70 tấn quả, tương đương gần 3 tỷ đồng. Giờ thì mất sạch rồi”, ông Khuây nói.

14-08-24_cy-n-qu-ngp-lut-02
Dù ông Khuây đã vận hành 3 máy bơm hết công suất để cứu cam, nhưng tình trạng ngập úng vẫn chưa thể khắc phục.

Giống như ông Khuây, nhiều vườn cây khác ở thôn Gia Cốc, Kiêu Kỵ và Xuân Thụy cũng bị nước chảy ngập vườn, với diện tích ngập hàng chục hecta.

“Từ ngày tôi đẻ ra đến giờ, chỉ thấy 3 trận ngập sâu như vậy. Những lần trước diễn ra vào năm 1985, 1998, 2008, đều là những trận mưa lớn kéo dài. Thế nhưng, trận ngập lần này vô cùng kỳ lạ, mưa không lớn nhưng nước từ bên ngoài lại tràn vào vườn”, ông Lê Việt Hùng – người thuê đất ở thôn Kiêu Kỵ trồng cam, bưởi được 5 năm chia sẻ.

Theo người dân bản địa, trước đây khi chưa có dự án xây dựng “đại đô thị” với diện tích gần 500ha ở địa phương, khu đất ấy vẫn được bà con cấy lúa, trồng màu và cây ăn quả. Mỗi khi mưa xuống, nước giữ lại các ruộng. Nhưng bây giờ chủ đầu tư san lấp mặt bằng cao lên, nước mưa dồn về vùng cây ăn quả.

Trao đổi với PV NNVN, đại diện UBND xã Kiêu Kỵ, xác thực tình trạng ngập úng tại một số vườn cây ăn quả (thuộc khu chuyển đổi đất lúa tại địa phương). Hiện tại, mực nước sông Bắc Hưng Hải rất cao nên nước từ trong đồng không thể chảy ra được, ứ đọng lại.

14-08-24_cy-n-qu-ngp-lut-03
Những quả cam bị thối do ngâm nước quá lâu.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 2] Đẩy mạnh công nghệ, chuyển đổi số

Phát triển công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác chống khai thác IUU đang được các địa phương và đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh triển khai theo khuyến nghị của EC.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất