| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội tổ chức lễ hội tôn vinh các "bàn tay vàng"

Chủ Nhật 12/09/2010 , 14:27 (GMT+7)

Trong 5 ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được tham quan năm làng nghề truyền thống của Hà Nội được phục dựng.

Chiều 11/9, ông Đỗ Đình Hồng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định tổ chức Lễ hội “Làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội” từ ngày 16-21/9 tại Công viên Bách Thảo, Hà Nội.

Đây là một sự kiện văn hóa, kinh tế và du lịch quy mô lớn mang tầm quốc gia, quốc tế chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Trong năm ngày diễn ra lễ hội, du khách được tham quan năm làng nghề truyền thống của Hà Nội được phục dựng gồm làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ), Mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức) và làng nghề dát vàng quỳ Kiêu Kỵ (Gia Lâm).

Ngoài ra, lễ hội còn triển lãm 150 bức ảnh về các nghề thủ công truyền thống của vùng đất Thăng Long xưa-Hà Nội nay.

Lễ hội cũng trưng bày các tác phẩm đã được xác lập kỷ lục Việt Nam và các tác phẩm của các nghệ nhân đăng ký xác lập Kỷ lục Việt Nam chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội gồm Đôi rồng (thời Lý) ốp gốm sứ Bát Tràng; bộ tác phẩm “Hồn thiêng sông núi” điêu khắc trên gỗ quý; bộ áo dài “Nghìn năm hội tụ”; sắp đặt trống và hoa; sắp đặt Phố Gốm; sắp đặt tác phẩm thêu “Cội xưa”; quạt Chàng Sơn; bình hoa sen mây và hoa cây cảnh.

Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng ngoạn không gian chín vùng nghề đặc trưng trong cả nước Hà Nội 36 phố phường; không gian văn hóa nghề vùng Tây Bắc; không gian văn hóa nghề vùng Đông Bắc; không gian văn hóa nghề vùng đồng bằng Bắc Bộ; không gian văn hóa nghề vùng Bắc Trung bộ; không gian văn hóa nghề vùng Nam Trung Bộ; không gian văn hóa nghề vùng Tây Nguyên; không gian văn hóa nghề vùng Đông Nam Bộ; không gian văn hóa nghề Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ có các hoạt động như Lễ hội vinh danh các vị Tổ nghề vùng đất Thăng Long-Hà Nội, Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ cúp Thăng Long 1000 năm, Lễ hội thả chim; Hội thi nấu cơm; Hội làng nghề truyền thống nặn tò he; Ngày hội “Trẻ em với nghề truyền thống”; Lễ hội áo dài; Chương trình giao lưu Rối nước; Lễ hội thao diễn tay nghề của các nghệ nhân...

Lễ hội “Làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội” thực sự là nơi tôn vinh những làng nghề, phố nghề, tôn vinh những đôi bàn tay vàng, những nghệ nhân, nghệ sĩ, thợ thủ công tài hoa của Thăng Long-Hà Nội và của các vùng nghề từ khắp mọi miền đất nước tụ hội tại Thủ đô với tiêu chí “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.