| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Không vội tái đàn nếu chưa đảm bảo an toàn sinh học

Thứ Hai 25/05/2020 , 14:16 (GMT+7)

Dịch tả lợn châu Phi tại Hà Tĩnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái bùng phát, vì vậy bà con không vội tái đàn khi chưa đảm bảo an toàn sinh học.

Tháng 5/2019 dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) khởi phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Sau hơn 1 năm quần thảo, đại dịch này đã 'ăn' hơn 44.000 con lợn, làm giảm sâu cả tổng đàn (từ 406.000 con xuống còn 362.000 con) và tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Ảnh: Thanh Nga.

Tháng 5/2019 dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) khởi phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Sau hơn 1 năm quần thảo, đại dịch này đã “ăn” hơn 44.000 con lợn, làm giảm sâu cả tổng đàn (từ 406.000 con xuống còn 362.000 con) và tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Ảnh: Thanh Nga.

Trong 44.000 con lợn mất đi có đến 10.000 con lợn nái; trong đó, khoảng 4.000 con tiêu hủy do dịch, số còn lại bà con bán đi hoặc lợn ốm chết, giảm đàn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác tái đàn hậu DTLCP. Ảnh: Thanh Nga.

Trong 44.000 con lợn mất đi có đến 10.000 con lợn nái; trong đó, khoảng 4.000 con tiêu hủy do dịch, số còn lại bà con bán đi hoặc lợn ốm chết, giảm đàn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác tái đàn hậu DTLCP. Ảnh: Thanh Nga.

Hiện tại, DTLCP ở Hà Tĩnh tuy đã được khống chế nhưng chưa triệt để, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái bùng phát. Đặc biệt, trong bối cảnh giá thịt lợn đang lập đỉnh sẽ khó tránh khỏi việc bà con liều mình tái đàn. Vì vậy, ngành chuyên môn Hà Tĩnh đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường giám sát, khuyến cáo công tác đảm bảo an toàn sinh học tại các trang trại, gia trại, đặc biệt là hộ chăn nuôi. Tuyệt đối không vội tái đàn khi chưa đảm bảo an toàn phòng dịch. Ảnh: Việt Khánh.

Hiện tại, DTLCP ở Hà Tĩnh tuy đã được khống chế nhưng chưa triệt để, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái bùng phát. Đặc biệt, trong bối cảnh giá thịt lợn đang lập đỉnh sẽ khó tránh khỏi việc bà con liều mình tái đàn. Vì vậy, ngành chuyên môn Hà Tĩnh đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường giám sát, khuyến cáo công tác đảm bảo an toàn sinh học tại các trang trại, gia trại, đặc biệt là hộ chăn nuôi. Tuyệt đối không vội tái đàn khi chưa đảm bảo an toàn phòng dịch. Ảnh: Việt Khánh.

Đối với khối trang trại, gia trại, tập trung chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi, từ nuôi chuồng hở sang chuồng khép kín. Chi phí đầu tư cho việc chuyển đổi này, bình quân trên dưới 300 triệu đồng/trang trại. Ảnh: Thanh Nga.

Đối với khối trang trại, gia trại, tập trung chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi, từ nuôi chuồng hở sang chuồng khép kín. Chi phí đầu tư cho việc chuyển đổi này, bình quân trên dưới 300 triệu đồng/trang trại. Ảnh: Thanh Nga.

Hiện Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco (Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh) là doanh nghiệp đi đầu trong việc thay đổi công nghệ nuôi nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Thanh Nga.

Hiện Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco (Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh) là doanh nghiệp đi đầu trong việc thay đổi công nghệ nuôi nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Thanh Nga.

Bên cạnh thay đổi công nghệ và kỹ thuật nuôi, để chủ động con giống tái đàn tại chỗ, từ nay đến cuối năm công ty dự kiến nhập 200 con nái ông bà, với tổng vốn đầu tư từ 6 – 7 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2021 tổng đàn nái bố mẹ đạt 4.000 con. Ảnh: Thanh Nga.

Bên cạnh thay đổi công nghệ và kỹ thuật nuôi, để chủ động con giống tái đàn tại chỗ, từ nay đến cuối năm công ty dự kiến nhập 200 con nái ông bà, với tổng vốn đầu tư từ 6 – 7 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2021 tổng đàn nái bố mẹ đạt 4.000 con. Ảnh: Thanh Nga.

Mỗi tháng Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco cũng dành hàng trăm triệu đồng cho công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng chuồng trại, thậm chí bỏ kinh phí xử lý môi trường ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ quanh khu vực trang trại của công ty để đảm bảo phòng chống dịch triệt để. Ảnh: Thanh Nga.

Mỗi tháng Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco cũng dành hàng trăm triệu đồng cho công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng chuồng trại, thậm chí bỏ kinh phí xử lý môi trường ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ quanh khu vực trang trại của công ty để đảm bảo phòng chống dịch triệt để. Ảnh: Thanh Nga.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, để đẩy nhanh việc tái đàn, tăng đàn lợn, mới đây trang trại 10 ha của Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức, đóng tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cũng đã nhập 250 con lợn nái bố mẹ từ Thái Lan về để chuẩn bị cung cấp con giống cho trang trại và chăn nuôi nông hộ trên địa bàn. Ảnh: Việt Khánh.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, để đẩy nhanh việc tái đàn, tăng đàn lợn, mới đây trang trại 10 ha của Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức, đóng tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cũng đã nhập 250 con lợn nái bố mẹ từ Thái Lan về để chuẩn bị cung cấp con giống cho trang trại và chăn nuôi nông hộ trên địa bàn. Ảnh: Việt Khánh.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cho phép nhập khẩu lợn giống bố mẹ. Vì vậy, công tác kiểm dịch được cơ quan chức năng địa phương giám sát hết sức nghiêm ngặt. Ảnh: Việt Khánh.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cho phép nhập khẩu lợn giống bố mẹ. Vì vậy, công tác kiểm dịch được cơ quan chức năng địa phương giám sát hết sức nghiêm ngặt. Ảnh: Việt Khánh.

Ngoài chỉ đạo các trang trại, gia trại, nông hộ chủ động tái đàn tại chỗ, tỉnh Hà Tĩnh đang hoàn thiện dự thảo chính sách hỗ trợ tái đàn lợn, dự kiến trình Hội đồng nhân dân tỉnh vào cuối tháng 5/2020. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tái sản xuất sẽ góp phần giúp Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung sớm bù đắp được tổng đàn lợn đã mất do DTLCP, 'hạ nhiệt' giá thịt lợn. Ảnh: Thanh Nga.

Ngoài chỉ đạo các trang trại, gia trại, nông hộ chủ động tái đàn tại chỗ, tỉnh Hà Tĩnh đang hoàn thiện dự thảo chính sách hỗ trợ tái đàn lợn, dự kiến trình Hội đồng nhân dân tỉnh vào cuối tháng 5/2020. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tái sản xuất sẽ góp phần giúp Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung sớm bù đắp được tổng đàn lợn đã mất do DTLCP, “hạ nhiệt” giá thịt lợn. Ảnh: Thanh Nga.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.