| Hotline: 0983.970.780

Hai mặt lá phiếu, lá đơn

Thứ Sáu 10/09/2010 , 14:15 (GMT+7)

Có vùng quê, dân chỉ được gặp cán bộ trước thời điểm bầu cử. Còn khi đã yên vị rồi, có gì khúc mắc, khiếu nại các "công bộc" của dân trốn biệt. Ngày ngày dân tập hợp thành từng đoàn vác đơn đi tố cán bộ.

Ở Thanh Oai, người đi kiện đơn thư chất thành chồng

Có vùng quê, dân chỉ được gặp cán bộ trước thời điểm bầu cử. Còn khi đã yên vị rồi, có gì khúc mắc, khiếu nại các "công bộc" của dân trốn biệt. Ngày ngày dân tập hợp thành từng đoàn vác đơn đi tố cán bộ.

>> Dân mong gì ở cán bộ?

Số tiền phôtô đơn từ mua được xe máy

Chúng tôi tìm về huyện Thanh Oai, nơi từ mấy năm nay vẫn được xem là địa phương có đơn thư khiếu kiện nhiều nhất Hà Nội. Chỉ tầm 30 phút sau khi biết tin có nhà báo về, mặc cho con đường vào thị trấn Thạch Bích chìm trong khói bụi, nông dân các xã kéo đến ùn ùn. Trên tay họ, mỗi người một xấp đơn và tâm trạng xem chừng không thể bức xúc hơn. Người già, phụ nữ, thậm chí rất nhiều đảng viên và cựu chiến binh, gia đình liệt sĩ cũng mang đơn đi tố cán bộ địa phương làm sai. Không nơi đâu khiếu kiện nhiều bằng Thanh Oai thật. Huyện có 21 xã thì có đến 19 xã gửi đơn tố chính quyền địa phương. Từ thôn đến huyện, cấp nào cũng có cán bộ bị tố cáo và thường là những sai phạm về đất đai.

Đến mức, những người đi kiện ở vùng quê này khẳng định trong số họ không người nào ít hơn 1 kg đơn. Số tiền để phô tô đơn thư nếu góp lại có thể mua được cả xe máy. Tổng hợp tập đơn của bà con Thanh Oai, có không dưới 50% số cán bộ lãnh đạo ở địa phương là bị đơn của người dân. Vì sao ở một vùng quê vốn yên bình bỗng dưng dân lôi cán bộ ra tố nhiều đến thế? “Từ cái dạo vùng đất này sáp nhập về Hà Nội, đất đại tăng giá chóng mặt. Lợi nhuận thường đi đôi với sai phạm. Đụng chỗ nào sai phạm chỗ đó, đâu đâu cũng có người kiện cáo cả”, một cán bộ về hưu ở xã Thạch Bích lý giải.

Trong số những người đến đưa đơn, tôi để ý đến một bà cụ khoảng ngoài 60 tuổi. Già, ốm yếu nhưng lần nào tôi về Thanh Oai bà Nguyễn Thị Sâm (thôn Thượng, xã Cự Khê) cũng nhờ cháu gái đèo xe đạp đến gặp bằng được dù mọi người vẫn thường cho biết rằng ngay ngày hôm sau bà phải vào viện vì đột qụy. 10 năm nay thời gian bà ra khỏi nhà nhiều nhất là đi kiện, số đơn thư khiếu nại trong căn nhà cấp bốn chất thành chồng cao. Bà từng ngồi trước công viên Lý Thái Tổ khóc ròng rã cả ngày vì lên Hà Nội đưa đơn nhưng không biết đưa cho ai.

Từng phải nhập viện Xanh Pôn do kiệt sức trong lúc chờ đợi để được gặp cán bộ và bị đưa lên xe về trả cho xã vì đi kiện nhiều quá. Từng trốn chồng dậy đi vào lúc ba giờ sáng vì những bức xúc của dân làng mãi không được giải quyết... Vậy mà cho đến lúc gặp tôi bà vẫn chỉ ước một điều là được nói chuyện đàng hoàng với một cán bộ, được họ giải quyết một phần đơn thư như lời hứa lần họ đến nhà trước lúc bầu cử. Hóa ra, chừng ấy tuổi, lần hiếm hoi mà bà được hầu chuyện cán bộ là lúc họ đến nhà xin lá phiếu cho đợt bầu cử còn khi bà cầm đơn đến thì chẳng thấy đâu.

Cay đắng nhất là đợt cuối năm ngoái khi thấy xã bầu hộ nghèo không công bằng, ngày 30 Tết bà lên trụ sở UBND huyện hỏi không được bèn nằm chờ để thắc mắc vì sao có nhiều gia đình nhà lầu, xe hơi vẫn hộ nghèo, tại sao quan xã lại có quyền bán đất tự do nhiều đến thế…Nhưng “tưởng kêu đến thế là cùng, thế mà họ vẫn làm như không biết gì cả. Cũng gặp một vài người khuyên nhủ về đi vì kêu cũng chẳng được gì”. Gặp tôi đã không ít lần nhưng bà vẫn không hết chuyện. Thắc mắc “tại sao chúng tôi đi tố cáo ông chủ tịch UBND huyện Thanh Oai mà các cấp lại chuyển đơn về cho huyện, nơi ông ấy đang làm “vua” để giải quyết” đến giờ vẫn chưa ai cho bà lời giải.

Hầu hết họ đều tố cán bộ sai phạm về đất đai
Bà Sâm có một “người bạn đi kiện” là bà Lê Thị Hoạt (70 tuổi). Nếu xem xét đơn của 2 bà thì hầu hết cán bộ ở Cự Khê đều có vấn đề. Từ 10 năm nay không biết số lần các bà gõ cửa đưa đơn bao nhiêu nơi. Từ việc cán bộ xã bán đất trái thẩm quyền đến trưởng thôn ăn chặn tiền điện, tiền thủy lợi phí của dân. Nhưng nhiều nhất vẫn là những sai phạm đất đai, tội bao che của ông chủ tịch huyện. Bà Hoạt, bà Sâm và phần lớn hộ dân đi kiện ở Thanh Oai có thể không nắm hết luật này luật nọ. Họ đi kiện vì căn cứ vào lời phát biểu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tại Hội nghị lần thứ 17 BCH Đảng bộ TP rằng: “Không giới thiệu vào danh sách bầu cử những người né tránh, đùn đẩy, không dám chịu trách nhiệm cá nhân, nói không đi đôi với làm”. Để rồi khi đối chiếu với thực tế  thấy cán bộ xã, thôn, huyện vẫn trúng cử đợt này đến đợt khác.

 Mới đây nhất, 19/20 xã ở Thanh Oai có đơn kiện ông chủ tịch UBND huyện nhưng không hiểu sao ông này vẫn đường đường trúng cử khiến người dân vô cùng bức xúc. “Khi cầm lá phiếu đi bầu cử cán bộ chúng tôi không dám hi vọng họ trở thành “đầy tớ” hay công bộc gì cả. Chỉ mong họ hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao. Nhưng ở Thanh Oai bây giờ tìm cán bộ làm đúng là rất khó”.

Trốn cả ngày tiếp dân 

Không ít đảng viên, cựu chiến binh đi kiện vì quá bức xúc

Có lẽ chẳng có nơi nào mà người dân đi kiện luôn lập thành từng đoàn nhiều như ở Thanh Oai. Dân xã này không biết xã kia nhưng dần dần họ đều trở nên thân thiết vì có chung mục đích là… đi kiện. Cự Khê có nhóm bà Sâm, Thạch Bích có nhóm chị Hoàng, Hồng Dương có nhóm bà Bi...Cứ thấy nhà báo về thì người này gọi người kia rồi nhanh chóng thông tin ra cả huyện. Không biết đã bao nhiêu lần họ tập hợp cùng nhau lên các ủy ban, trụ sở tiếp dân nhưng chưa bao giờ được toại nguyện. Ngay cả những buổi tiếp dân đã có lịch hẳn hoi, thì việc được gặp cán bộ để giãi bày thắc mắc cũng là điều không thể có.

Cứ đều đặn hàng tuần họ lại tập hợp nhau lại rồi lên các cơ quan đưa đơn. Người trẻ khỏe thì đi xe máy, xe đạp còn người già phải thuê xe ôm hoặc đón xe buýt. Thỉnh thoảng có người ốm đau bỏ dở một vài buổi nhưng gần như chưa có tuần nào các cơ quan từ trung ương đến địa phương thiếu dấu chân người dân Thanh Oai. Còn cán bộ chịu trách nhiệm tiếp dân ở nhiều nơi đành…phải trốn. Đã không ít lần TP Hà Nội phải cho ô tô lớn chở dân đi kiện về trả cho các xã.

Chị Nguyễn Thị Hoàng ở thôn Thượng, xã Thạch Bích cũng là một người có thâm niên đi kiện làm phép tính: Ngoài những lần tiếp dân mà cán bộ lên lịch treo ở văn phòng UBND thì mỗi năm có vài đợt cán bộ cấp trên về họp bàn lắng nghe ý kiến của dân về vấn đề này nọ. Nhưng những lần như thế nào chúng tôi có biết gì đâu. Mà giả sử có biết đi chăng nữa thì họ cũng tìm cách trốn tránh. “Mấy lần dân kéo lên huyện vào đúng ngày tiếp dân mà chẳng thấy ai ra cả. Hỏi hết cán bộ này đến cán bộ khác đều nói là Bí thư, Chủ tịch đi vắng. Nhưng một lúc sau lại thấy các ông đi cửa sau ra xe ô tô rồi phóng đi mất”.

“Thật sự bây giờ chúng tôi chỉ trông chờ vào báo chí lên tiếng, chứ đưa đơn gõ cửa cơ quan mệt lắm. “Con kiến kiện củ khoai”, dù tất cả dân khiếu kiện đều đã cam đoan này nọ nhưng không thấy động tĩnh gì. Không biết họ có bao che cho nhau không. Tôi đi kiện từ thời tóc còn xanh đến nay đã bạc trắng”, bà Sâm chán nản.
Ở Thạch Bích có một câu chuyện bi hài đến mức mà dân vùng này gọi là “luật của Thanh Oai”. Số là ông Bí thư đảng ủy thôn Thượng Nguyễn Minh Tuấn tự tiện triệu tập họp dân để bầu trưởng thôn mà chẳng cần mời trưởng thôn đương nhiệm là Phạm Đình Đoàn. Hầu hết những cuộc họp thôn từ trước đến nay thường chỉ lèo tèo vài chục hộ trong khi thôn Thượng có đến gần 500 hộ.

Lý do? Cán bộ thôn không muốn cứ họp là dân mang họ ra tố cáo tội bán đất. Thành thử mỗi lần họp thôn cán bộ đều tìm cách càng hạn chế số người đến dự càng tốt. Còn sai phạm, cứ người nào bị tố nhiều quá thì cho nghỉ hoặc chuyển sang làm việc khác và xem như chưa có chuyện gì xẩy ra. Và có lẽ chẳng có nơi nào mà trưởng thôn xin nghỉ nhưng dân không cho vì sai phạm quá nhiều như ở Thạch Bích. “Họp dân lúc nào các ông cũng thông báo trên loa nhưng loa ập à ập ọng. Ngay cả cán bộ cấp trên về tiếp dân đáng ra phải thông báo rộng rãi thì người biết người không. Chúng tôi đi khiếu kiện cũng chỉ mong những người sai phạm phải bị xử lý nhưng rồi đâu lại vào đó. Đến gặp trực tiếp để phản ánh còn khó thế thì đưa đơn trông mong gì”, chị Hoàng bức xúc.

Cũng vì lý do đó mà dân Thanh Oai dù khiếu kiện nhiều như thế nhưng bây giờ họ chẳng biết đưa cho ai bởi nơi nào cũng đã rải khắp nhưng vẫn không ai giải quyết. Đưa lên Trung ương thì chuyển về thành phố, thành phố lại chuyển về huyện, về xã và…ỉm luôn. (Còn nữa)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm