| Hotline: 0983.970.780

Hai ngày xảy ra 5 vụ tự tử tại cầu Chương Dương, 1 người mất tích

Thứ Năm 11/06/2015 , 14:08 (GMT+7)

Chỉ trong vòng 2 ngày 10 và 11/6, tại cầu Chương Dương (Hà Nội) đã xảy ra 5 trường hợp có ý định tự tử tại cầu Chương Dương.

Trong đó, cảnh sát giao thông cùng người dân đã kịp thời can ngăn, cứu giúp 4 trường hợp, còn một trường hợp đã nhảy xuống sông và hiện vẫn mất tích.

Cụ thể, vào khoảng 18 giờ 15 ngày 10/6, trên cầu Chương Dương, một người đàn ông cỡ ngoài 30 tuổi, điểu khiển xe máy Honda Dream mang biển kiểm soát tỉnh Bắc Ninh, di chuyển theo hướng từ đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) sang đường Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Qua giữa sông, tới nhịp cầu 6 H12, người này dừng xe, dựng cạnh thành cầu, treo mũ bảo hiểm và nhìn trân trân xuống sông. Một lúc sau, ông bỏ lại đôi dép tổ ong dưới đường, leo qua lan can.

Thấy biểu hiện lạ, người dân gần đó la hét, can ngăn. Tuy nhiên, không để cho bất cứ ai kịp phản xạ, người đàn ông liền rút ra một con dao, tự đâm vào bụng mình rồi nhảy xuống sông.

Nhận được tin báo của người dân, trung úy Đỗ Danh Toán (Đội cảnh sát giao thông số 5, nhận nhiệm vụ trực chốt nút giao Nguyễn Văn Cừ-cầu Chương Dương) tức tốc chạy tới và thông báo cho người dân vạn chài gần đó tới cứu vớt nhưng đã quá muộn.

Sự việc đã được trung úy Toán cùng người dân báo cáo với đội và công an phường Chương Dương. Lực lượng chức năng đã tổ chức phối hợp tìm kiếm, tuy nhiên, tính đến 11 giờ sáng ngày 11/6, vẫn chưa tìm thấy người đàn ông này.

Vụ việc diễn ra đúng vào giờ cao điểm khiến giao thông cầu Chương Dương bị ùn tắc. Lực lượng cảnh sát giao thông đã được tăng cường, điều động thêm để phân luồng hướng dẫn phương tiện.

Trước đó, trưa cùng ngày đã xảy ra một trường hợp tương tự. Người phụ nữ khoảng 30 tuổi, mặc áo phông hồng, quần vải đen, điều khiển xe máy Attila hường Trần Nhật Duật-Nguyễn Văn Cừ, tới giữa cầu thì dừng xe, tắt máy trèo qua lan can và nhảy xuống sông. Người này sau khi nhảy xuống đã nổi lên, bơi được 1 đoạn thì có dấu hiệu đuối nước. Rất may, ngay sau đó, nạn nhân đã được người dân vạn chài cứu vớt kịp thời.


Người phụ nữ được bà con vạn chài cứu giúp sau khi nhảy xuống từ cầu Chương Dương trưa ngày 10/6. (Ảnh: Cộng tác viên)

Vụ việc mới nhất xảy ra vào hồi 6 giờ 30 sáng ngày 11/6, khi đang làm nhiệm vụ triển khai phân luồng giao thông phục vụ cho kỳ thi vào lớp 10 tại phía Bắc cầu Chương Dương, tổ công tác thuộc Đội cảnh sát giao thông số 5 gồm Thiếu úy Lê Đắc Cương, Thượng sỹ Đỗ Văn Sỹ và Thượng sỹ Nguyễn Văn Tuấn nhận được tin báo của quần chúng về việc một người phụ nữ đi xe ôm lên giữa cầu, có biểu hiện chán chường.

Sau khi xác định được vị trí của người phụ nữ là nhịp cầu H10, đồng thời đảm bảo mật độ giao thông thời điểm lúc đó chưa đông, Thiếu úy Lê Đắc Cương cùng các đồng đội vội vàng chạy tới hiện trường từ nhiều hướng, trưng dụng cả xe buýt để tới nơi kịp thời.

Có mặt tại nhịp cầu H10 đầu tiên, Thiếu úy Lê Đắc Cương kể lại: “Người phụ nữ có ý định trầm mình xuống sông đã luống tuổi, mặc áo hồng quần đen, giày cao gót, dáng bộ quý phái. Khi tôi tới nơi, người này đang tựa lan can cầu khóc”.

Sau một hồi khuyên giải, người phụ nữ đã đồng ý theo tổ công tác về chốt.
Tại trụ sở Công an phường Bồ Đề, danh tính người phụ nữ được xác định là Lê Thị V (sinh năm 1963, trú tại phường Đồng Tâm, Hoàng Mai). Chị V cho biết: nguyên nhân khiến chị có ý định dại dột như vậy là do người chồng vũ phu. Dù đã từng nhiều lần gửi đơn lên chính quyền phường Đồng Tâm, tố cáo hành vi bạo lực của chồng, kèm theo nhiều lần địa phương về khuyên nhủ, tuy nhiên, người chồng vẫn không chịu thay đổi tâm tính.

Đêm ngày 11/6, sau khi bị chồng bóp cổ, chị bỏ chạy khỏi nhà và bắt xe ôm tới cầu Chương Dương.

Sau một hồi được lực lượng chức năng khuyên giải, chị V đã đồng ý liên lạc với em gái ở phố Đội Cấn đến đón về.

Vietnam+

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm