| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng cấm tiếp nhận trâu, bò từ vùng có bệnh Viêm da nổi cục

Thứ Ba 24/11/2020 , 20:46 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Hải Phòng yêu cầu các cơ sở chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ không tiếp nhận trâu, bò từ vùng có bệnh Viêm da nổi cục và những trường hợp nghi nhiễm bệnh.

Tình giết mổ, vận chuyển và chăn nuôi trâu, bò ở Hải Phòng được theo dõi chặt chẽ. Ảnh: Đinh Mười.

Tình giết mổ, vận chuyển và chăn nuôi trâu, bò ở Hải Phòng được theo dõi chặt chẽ. Ảnh: Đinh Mười.

Ngày 24/11, thông tin từ Chi cục Chăn nuôi & Thú y Hải Phòng cho biết, hiện tại, Hải Phòng có khoảng 10.310 con bò, 4.572 con trâu, từ đầu năm đến nay, không phát hiện trường ốm, chết hoặc tiêu hủy do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên địa bàn.

Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến Bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò đã xuất hiện trên địa bàn các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh và đang có chiều hướng lây lan gây tác hại trên diện rộng.

Sở NN-PTNT Hải Phòng đã có văn bản đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên trâu, bò và khẩn trương thống kê số lượng trâu, bò nuôi trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình chăn nuôi, vận chuyển để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống nếu dịch bệnh xảy ra.

Đối với các cơ sở chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ trâu bò được yêu cầu không tiếp nhận trâu, bò từ vùng dịch và tuyệt đối không vận chuyển, giết mổ trâu, bò nghi nhiễm bệnh Viêm da nổi cục khi chưa có kết quả xét nghiệm âm tính.

Đối với người chăn nuôi được hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi…

Còn Chi cục Chăn nuôi và Thú y được giao phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các quận, huyện kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, giết mổ trâu bò và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Mặt khác trang bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm. Chủ động hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đặc điểm nhận biết, chẩn đoán lâm sàng và các biện pháp kỹ thuật để chủ động phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò… 

"Trong trường hợp phát hiện trâu, bò nghi mắc bệnh phải báo ngay cho UBND cấp xã, Trạm chăn nuôi và Thú ý thực hiện kiểm tra, lấy mẫu xác định bệnh và áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định. Còn trường hợp xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, cần tổ chức cách ly toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục; tổ chức tiêu hủy toàn bộ gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính, hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã có biểu hiện lâm sàng của bệnh. Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có gia súc buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh theo quy định của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp” – Văn bản nêu.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Trồng bưởi đạt chuẩn GlobalGAP, ong mật dập dìu về làm tổ

BÌNH PHƯỚC Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, những vườn bưởi của HTX Bưởi da xanh GlobalGAP Bù Đốp thu hút rất nhiều ong mật về làm tổ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.