| Hotline: 0983.970.780

Hai tỉnh đầu nguồn sông Mekong cấp bách triển khai phòng, chống sạt lở bờ sông

Thứ Ba 07/12/2021 , 08:17 (GMT+7)

ĐBSCL đáng lo ngại nhất hiện nay là tình hình sạt lở hai bên bờ sông ngày càng tăng về quy mô và tần suất. Gây thiệt hại người và của rất nghiêm trọng.

Hiện nay An Giang và Đồng Tháp đang tập trung ra sức triển khai mạnh nhiều giải pháp khắc phục và ứng phó trong điều kiện khí hậu bất lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay An Giang và Đồng Tháp đang tập trung ra sức triển khai mạnh nhiều giải pháp khắc phục và ứng phó trong điều kiện khí hậu bất lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong đó, hiện tượng sạt lở ở các kênh, mương nội đồng đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Chính vì vậy 2 tỉnh đầu nguồn sông Mekong An Giang và Đồng Tháp đang tập trung ra sức triển khai mạnh nhiều giải pháp khắc phục và ứng phó trong điều kiện khí hậu bất lợi và và thiên tai đang diễn ra.

An Giang công bố khẩn cấp

Hiện nay, trên toàn tỉnh An Giang có hơn 52 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến rất nguy hiểm, trong đó có 6 đoạn đặc biệt nguy hiểm. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh An Giang xảy ra gần 39 điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với chiều dài hàng km, ảnh hưởng đến đời sống và nhà phải cửa của người dân phai di dời khẩn cấp. Ước thiệt hại về đất trên 2 ngàn tỷ đồng.

Ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, cho biết: Trong năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 61 điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch (tăng 13 điểm so năm 2019), với chiều dài hơn 3.330m, ảnh hưởng đến 119 căn nhà, phải di dời khẩn cấp. Đáng lo ngại là tình hình sạt lở ngày càng gia tăng về quy mô và tần suất xuất hiện.

Còn trong 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn An Giang xảy ra 12 điểm sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài 797m (An Phú 248m, Chợ Mới 549m), ảnh hưởng đến 8 căn nhà của dân (An Phú 6 căn, Chợ Mới 2 căn), ước thiệt hại về đất khoảng 500 triệu đồng.

Trước tình hình sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp, UBND tỉnh An Giang đã yêu cầu các ngành và địa phương chủ động hơn trong công tác kiểm tra, phòng ngừa sạt lở, nhất là tại những khu vực trọng yếu, có nguy cơ cao và các khu vực xây dựng nhà ở, công trình lấn chiếm dòng dẫn thoát lũ để tổ chức cảnh báo và di dời nhà dân đến nơi ở an toàn.

Trước tình hình sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp, UBND tỉnh An Giang đã yêu cầu các ngành và địa phương chủ động hơn trong công tác kiểm tra, phòng ngừa sạt lở. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trước tình hình sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp, UBND tỉnh An Giang đã yêu cầu các ngành và địa phương chủ động hơn trong công tác kiểm tra, phòng ngừa sạt lở. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Những năm gần đây tình hình sạt lở hai bên bồ sông Hậu và sông Tiền ngày càng diễn biến phức tạp, tuy nhiên địa phương đưa ra nhiều phương án để phòng chống sạt lở 2 bên bờ sông và song song đó An Giang cũng nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn phía Trung ương để xử lý hiện tượng sạt lở. Lộ trình từ nay đến năm 2025 An Giang sẽ cơ bản xử lý xong hiện tượng các điểm đang sạt lở tại các đoạn thuộc những sông lớn trong tỉnh.

UBND tỉnh An Giang đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình mưa, lũ, bão để chủ động công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với mưa, lũ xảy ra, đảm bảo an toàn đê bao, cống bọng, trạm bơm sẵn sàng bơm tiêu chống úng kịp thời. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về tình hình lũ, các thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai (mưa, dông, lốc sét, sạt lở đất…) và cách phòng tránh trên các phương tiện thông tin, truyền thông để người dân, chính quyền địa phương được biết để chủ động trong công tác phòng ngừa và ứng phó.

Mới đây UBND tỉnh An Giang vừa ra công văn khẩn triển khai chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mới đây UBND tỉnh An Giang vừa ra công văn khẩn triển khai chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nâng cao nhận thức về nguy cơ lũ lớn, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là, chủ động đề phòng ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và dân sinh. Triển khai phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm các tuyến đê bao xung yếu. Xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp đối với tình huống xuất hiện lũ lớn. Có phương án bảo đảm an toàn cho dân cư, cơ sở hạ tầng vùng bãi sông trong trường hợp xảy ra lũ lớn theo phương châm “bốn tại chỗ” và đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình phòng, chống thiên tai đê điều, hồ đập, sạt lở, di dân vùng thiên tai đã được bố trí kinh phí. Rà soát công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi (đê điều, hồ, đập...) trước mùa mưa lũ. Thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, tổ chức tuần tra, chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị và phương án sẵn sàng ứng cứu, xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố xảy ra.

Đồng Tháp cần Trung ương hỗ trợ trên 2 ngàn tỷ đồng

Theo thống kê từ năm 2005 - 2019, tổng diện tích đất sạt lở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 329,1ha, bình quân 21,9 ha/năm, thiệt hại ước tính lên con số hàng trăm tỷ đồng.

Tình trạng sạt lở trên sông Tiền, sông Hậu xảy ra tập trunh nhiều nhất ở  4 huyện, thị xã, thành phố (huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Hồng Ngự và thành phố Cao Lãnh). Dự báo của ngành chuyên môn tỉnh này còn đưa ra, trong thời gian tới, sạt lở bờ sông Tiền sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguy cơ sạt lở có khả năng xảy ra tại 35 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị xã, thành phố.

Theo thống kê từ năm 2005 - 2019, tổng diện tích đất sạt lở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 329,1 ha, bình quân 21,9 ha/năm, thiệt hại ước tính lên con số hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo thống kê từ năm 2005 - 2019, tổng diện tích đất sạt lở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 329,1 ha, bình quân 21,9 ha/năm, thiệt hại ước tính lên con số hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, khu vực xảy ra sạt lở mạnh ở các đoạn bờ sông thuộc khu vực các xã Long Khánh, Long Thuận, Thường Phước 1 (huyện Hồng Ngự), phường An Lạc (thị xã Hồng Ngự), các xã Tân Quới, Tân Bình, An Phong (huyện Thanh Bình), các xã Hòa An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông (thành phố Cao Lãnh), xã An Hiệp (huyện Châu Thành) và hai xã Tân Mỹ, Mỹ An Hưng B (huyện Lấp Vò).

Để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt dự án Phòng, chống sạt lở bờ sông để bảo vệ dân cư tại các khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (khu vực xã Long Thuận và Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự).

Mục tiêu đầu tư của dự án nhằm chủ động phòng, chống sạt lở bờ sông Cái Vừng, tại khu vực xã Phú Thuận A và xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, kịp thời đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, giúp ổn định đời sống của hơn 1.200 hộ, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch liên xã và các cơ sở hạ tầng trong khu vực, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Người dân ĐBSCL càng lo lắng hơn khi tình hình sạt lở hai bên bờ sông ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Người dân ĐBSCL càng lo lắng hơn khi tình hình sạt lở hai bên bờ sông ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổng chiều dài xử lý sạt lở là 2.005m. Bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 chiều dài xử lý sạt lở 714m, bao gồm 3 đoạn kè có tổng chiều dài 714 m. Còn giai đoạn 2, chiều dài xử lý sạt lở 1.291m (bao gồm 2 đoạn kè).

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Trong thời gian tới để chủ động phòng chống sạt lở bờ sông hiệu quả, Đồng Tháp cũng vừa kiến nghị với Bộ NN-PTNT xem xét hỗ trợ kinh phí các dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, với danh mục 8 công trình, tổng kinh phí 2.185 tỷ đồng gồm: Xử lý sạt lở cấp bách bờ sông Tiền khu vực phường An Lạc, Thành phố Hồng Ngự. Khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Tiền - xã Tịnh Thới, Thành phố Cao Lãnh. Khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh.

Dự án đảm bảo nước sạch nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp, hoàn chỉnh hệ thống cấp nước sạch nông thôn khu vực khó khăn và biên giới. Phòng chống sạt lở bờ sông bảo vệ dân cư tại các khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh (khu vực xã Long Thuận và Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự). Hồ chứa nước ngọt Gáo Giồng. Nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước.

Dự án liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao cồn Chính Sách, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và cồn Vĩnh Hoà, tỉnh An Giang.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.